Làm theo gương Bác Hồ
Bác Hồ và vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng
- Được đăng: Thứ ba, 01 Tháng 8 2017 14:36
- Lượt xem: 2412
(TGAG)- Hồ Chí Minh rất coi trọng phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền. Người từng viết: "Phương thức lãnh đạo quần chúng vô cùng quan trọng, Đảng phải hết sức quan tâm". Theo Người: "Đảng cương là văn kiện, nó quy định tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh và đường lối cách mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý luận nền tảng, Đảng dùng để lãnh đạo cách mạng ". Người còn nói: "Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng…". Có nghĩa là Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình.
Người còn chỉ rõ: lãnh đạo phải biết tuyên truyền, nhưng "khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh". Để thuyết phục được dân, cán bộ, đảng viên phải có phương thức "lãnh đạo khéo". "Lãnh đạo khéo" nghĩa là phải thuyết phục được nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng đề ra, là phải dân vận khéo, sử dụng cán bộ khéo và kiểm soát thực hiện các công việc cho khéo. Người nói: "Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Như cách mạng và kháng chiến là những việc rất to lớn, khó khăn và gian khổ, nhưng nhờ Đảng khéo lãnh đạo cho nên nhân dân ta đã thành công trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ".
Bác nhấn mạnh: "Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng", nghĩa là: người lãnh đạo phải hiểu thấu dân, không kiêu ngạo. Hiểu biết và kinh nghiệm của người lãnh đạo chưa đủ để có sự lãnh đạo đúng đắn, vì vậy phải học hỏi kinh nghiệm từ dân chúng, đảng viên, phải liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, dân chủ trong làm việc với dân chúng.
Người khẳng định: "Đảng ta là một đảng cầm quyền". Đại hội XII tiếp tục khẳng định là: "Đảng duy nhất cầm quyền". Chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền Nhà nước”. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và tổ chức nhân dân thực hiện.
Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản của một Đảng “duy nhất cầm quyền” cũng xuất hiện các nguy cơ, mà trước nhất là quan liêu, tham nhũng…
Trong thời gian vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới. Đã ban hành nhiều quy chế, quy định, quy trình công tác để thực hiện, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là vai trò của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc. Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Coi trọng việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nói đi đôi với làm. Có những đổi mới trong việc ra nghị quyết, coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng theo hướng giảm bớt thủ tục, giấy tờ, hội họp.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội còn chậm; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những nội dung còn lúng túng. Chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền…
Trước thực trạng đó, Đại hội XII xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Các tổ chức của Đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị. Đại hội đã đề ra một số giải pháp mới:
Một là, tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích, phương thức, nội dung và điều kiện cầm quyền; việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần lưu ý phòng ngừa đối với đảng cầm quyền.
Hai là, tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể.
Ba là, quy định rõ hơn các tiêu chí Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp.
Bốn là, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Trung ương.
Năm là, đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy tối đa dân chủ. Lê nin khẳng định: “trong quần chúng nhân dân, chúng ta chỉ tựa như một giọt nước trong đại dương, và chỉ khi nào biểu hiện được đúng ý nguyện của nhân dân, thì chúng ta mới quản lý nhà nước được. Nếu không, Đảng Cộng sản sẽ không lãnh đạo được…, và tất cả bộ máy sẽ tan rã”./.
Người còn chỉ rõ: lãnh đạo phải biết tuyên truyền, nhưng "khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh". Để thuyết phục được dân, cán bộ, đảng viên phải có phương thức "lãnh đạo khéo". "Lãnh đạo khéo" nghĩa là phải thuyết phục được nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng đề ra, là phải dân vận khéo, sử dụng cán bộ khéo và kiểm soát thực hiện các công việc cho khéo. Người nói: "Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Như cách mạng và kháng chiến là những việc rất to lớn, khó khăn và gian khổ, nhưng nhờ Đảng khéo lãnh đạo cho nên nhân dân ta đã thành công trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ".
Bác nhấn mạnh: "Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng", nghĩa là: người lãnh đạo phải hiểu thấu dân, không kiêu ngạo. Hiểu biết và kinh nghiệm của người lãnh đạo chưa đủ để có sự lãnh đạo đúng đắn, vì vậy phải học hỏi kinh nghiệm từ dân chúng, đảng viên, phải liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, dân chủ trong làm việc với dân chúng.
Người khẳng định: "Đảng ta là một đảng cầm quyền". Đại hội XII tiếp tục khẳng định là: "Đảng duy nhất cầm quyền". Chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền Nhà nước”. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và tổ chức nhân dân thực hiện.
Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản của một Đảng “duy nhất cầm quyền” cũng xuất hiện các nguy cơ, mà trước nhất là quan liêu, tham nhũng…
Trong thời gian vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới. Đã ban hành nhiều quy chế, quy định, quy trình công tác để thực hiện, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là vai trò của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc. Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Coi trọng việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nói đi đôi với làm. Có những đổi mới trong việc ra nghị quyết, coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng theo hướng giảm bớt thủ tục, giấy tờ, hội họp.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội còn chậm; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những nội dung còn lúng túng. Chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền…
Trước thực trạng đó, Đại hội XII xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Các tổ chức của Đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị. Đại hội đã đề ra một số giải pháp mới:
Một là, tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích, phương thức, nội dung và điều kiện cầm quyền; việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần lưu ý phòng ngừa đối với đảng cầm quyền.
Hai là, tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể.
Ba là, quy định rõ hơn các tiêu chí Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp.
Bốn là, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Trung ương.
Năm là, đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy tối đa dân chủ. Lê nin khẳng định: “trong quần chúng nhân dân, chúng ta chỉ tựa như một giọt nước trong đại dương, và chỉ khi nào biểu hiện được đúng ý nguyện của nhân dân, thì chúng ta mới quản lý nhà nước được. Nếu không, Đảng Cộng sản sẽ không lãnh đạo được…, và tất cả bộ máy sẽ tan rã”./.
TRUNG KIÊN