Làm theo gương Bác Hồ
Những vấn đề nổi lên qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 5 2016 09:38
- Lượt xem: 2866
(TGAG)- Qua học tập các tác phẩm, các chuyên đề, cùng với việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thư tại Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Hằng năm, cán bộ, đảng viên đăng ký kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác và được kiểm tra việc thực hiện kế hoạch gắn với kiểm tra, giám sát đối với đảng viên trong chi bộ.
Nội dung đăng ký thể hiện được vai trò nêu gương trong thực thi nhiệm vụ và trong cuộc sống. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu thực hiện gắn với quy chế làm việc của cấp ủy, quy chế của cơ quan, đơn vị; quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; thường xuyên kiểm điểm việc tu dưỡng, rèn luyện và nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chi bộ, cơ quan và các cuộc tiếp xúc với nhân dân.
Đa số cấp ủy, cán bộ, đảng viên đều tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả công tác. Một số nơi, nhất là những nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, đã quy định mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu từ việc nhỏ đến việc lớn; trong ứng xử và giao tiếp với nhân dân; tập trung chăm lo đời sống nhân dân, phát huy ý thức trách nhiệm trong việc triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn những đơn vị, địa phương để chỉ đạo điểm trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chọn đơn vị điểm, nhất là đối với những nơi có vấn đề bức xúc, nổi cộm về tư tưởng để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo. Kết quả cho thấy, nhiều vấn đề tiêu cực, nảy sinh gây bức xúc trong dư luận nhân dân bước đầu được giải quyết góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Gắn thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, các cấp ủy đảng kịp thời chỉ đạo, tổ chức triển khai các chủ trương của Trung ương và của tỉnh sâu rộng trong hệ thống chính trị; tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao năng lực quản lý điều hành. Quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ngay tại địa phương, đơn vị mình.
Nhìn chung, trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW đặc biệt là sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), nhiều địa phương, đơn vị đã tập trung chỉ đạo, xử lý có hiệu quả các vụ việc vi phạm, nhất là đối với những lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm như: giải tỏa, đền bù đất đai, giải quyết các thủ tục hành chính ở cơ sở; khai thác khoáng sản… và nhiều lĩnh vực nhạy cảm khác. Qua đó, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đổi mới lề lối, tác phong làm việc; tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy và thực hành dân chủ; củng cố kỷ cương, kỷ luật, góp phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... Nhiều vấn đề tiêu cực, tồn đọng lâu năm, gây bức xúc trong dư luận bước đầu được quan tâm giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là thiết thực, tự giác học tập và có kế hoạch làm theo để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Thành viên bộ phận giúp việc, bộ phận chuyên trách các cấp đã tham gia sinh hoạt với các chi, đảng bộ cơ sở thuộc địa bàn phụ trách để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc học tập các chuyên đề cũng như các tác phẩm của Bác tại các buổi sinh hoạt chi bộ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đặt ra, hướng dẫn đưa việc học tập tấm gương đạo đức của Bác trở thành công việc thường xuyên.
Các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung sinh hoạt chi bộ thường xuyên của chi, đảng bộ, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Từ đó, nhiều sáng kiến, cách làm mới, mô hình hay được triển khai thực hiện và nhân rộng. Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào thi đua dạy tốt - học tốt… tạo sự lan tỏa rộng trong xã hội. Các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội từ thiện xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút đông đảo người dân tham gia như: đóng góp ngày lương; nhận giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đỡ đầu cho học sinh nghèo hiếu học; chuyển bệnh miễn phí cho người nghèo; mua gạo cho trại cơm từ thiện tại các bệnh viện; xây cầu, làm đường; hiến đất xây dựng trường học, xây trạm y tế, làm lộ nông thôn…
Đánh giá tổng quát việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được coi trọng, trở thành việc thường xuyên của mỗi tổ chức và từng cá nhân; đạt nhiều kết quả tích cực, bước đầu ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa đều, chưa đi vào chiều sâu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp, cá biệt có nơi còn rất hạn chế; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan tâm thường xuyên, sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phê bình yếu.
Điều đáng quan tâm là vẫn còn có cấp ủy, người đứng đầu chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thiếu đầu tư, nghiên cứu tìm tòi cách làm mới, mô hình phù hợp để triển khai thực hiện sâu rộng tại cơ quan, đơn vị; lơ là, ít quan tâm đến việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện. Một số cấp ủy ít quan tâm theo dõi, xác định, chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm thuộc tư tưởng, đạo đức của cán bộ, đảng viên nên việc giải quyết còn chậm. Việc xác định trách nhiệm và nêu gương của cán bộ lãnh đạo, chủ chốt chưa rõ, kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện chưa cụ thể; lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch.
Từ thực tiễn, kinh nghiệm rút ra là phải tạo ra sự chuyển biến một cách căn bản nhận thức về việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW không còn là một cuộc vận động mang tính phong trào, mà là một nội dung, yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và đây là công việc quan trọng thường xuyên của cấp ủy, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nội dung mới, giải pháp thiết thực để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sát hợp. Ngoài ra, thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy đảng, đặc biệt là đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu nêu cao vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc; thực hiện nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng thì nơi đó đạt hiệu quả cao.
Phải đưa việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác trở thành công việc thường xuyên, tự giác của mỗi tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên với cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, đơn vị và mỗi người. Yêu cầu “làm theo” phải hết sức cụ thể, thiết thực, giản dị, dễ làm, dễ nhận thấy trong cuộc sống. Phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương và của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc triển khai và tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong sinh hoạt chi bộ.
Việc xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm và đặc biệt là phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải gắn chặt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; lấy hiệu quả công việc là thước đo chính để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, có như vậy thì mới đạt hiệu quả ngược lại sẽ rơi vào hình thức, chung chung.
Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ; đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện của các cấp ủy trực thuộc. Đề cao việc tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có cách làm hay, mô hình tốt; uốn nắn, nhắc nhở, động viên đối với các cá nhân, tập thể chưa thực hiện nghiêm túc và chưa đạt yêu cầu.
Công tác tuyên truyền phải chủ động, thực hiện thường xuyên, liên tục và có tính thuyết phục cao, nhất là việc phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình bằng các hình thức thích hợp để mọi người học tập và noi theo. Thường xuyên kết hợp tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị./.
Nội dung đăng ký thể hiện được vai trò nêu gương trong thực thi nhiệm vụ và trong cuộc sống. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu thực hiện gắn với quy chế làm việc của cấp ủy, quy chế của cơ quan, đơn vị; quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; thường xuyên kiểm điểm việc tu dưỡng, rèn luyện và nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chi bộ, cơ quan và các cuộc tiếp xúc với nhân dân.
Đa số cấp ủy, cán bộ, đảng viên đều tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả công tác. Một số nơi, nhất là những nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, đã quy định mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu từ việc nhỏ đến việc lớn; trong ứng xử và giao tiếp với nhân dân; tập trung chăm lo đời sống nhân dân, phát huy ý thức trách nhiệm trong việc triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn những đơn vị, địa phương để chỉ đạo điểm trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chọn đơn vị điểm, nhất là đối với những nơi có vấn đề bức xúc, nổi cộm về tư tưởng để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo. Kết quả cho thấy, nhiều vấn đề tiêu cực, nảy sinh gây bức xúc trong dư luận nhân dân bước đầu được giải quyết góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Gắn thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, các cấp ủy đảng kịp thời chỉ đạo, tổ chức triển khai các chủ trương của Trung ương và của tỉnh sâu rộng trong hệ thống chính trị; tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao năng lực quản lý điều hành. Quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ngay tại địa phương, đơn vị mình.
Nhìn chung, trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW đặc biệt là sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), nhiều địa phương, đơn vị đã tập trung chỉ đạo, xử lý có hiệu quả các vụ việc vi phạm, nhất là đối với những lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm như: giải tỏa, đền bù đất đai, giải quyết các thủ tục hành chính ở cơ sở; khai thác khoáng sản… và nhiều lĩnh vực nhạy cảm khác. Qua đó, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đổi mới lề lối, tác phong làm việc; tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy và thực hành dân chủ; củng cố kỷ cương, kỷ luật, góp phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... Nhiều vấn đề tiêu cực, tồn đọng lâu năm, gây bức xúc trong dư luận bước đầu được quan tâm giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là thiết thực, tự giác học tập và có kế hoạch làm theo để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Thành viên bộ phận giúp việc, bộ phận chuyên trách các cấp đã tham gia sinh hoạt với các chi, đảng bộ cơ sở thuộc địa bàn phụ trách để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc học tập các chuyên đề cũng như các tác phẩm của Bác tại các buổi sinh hoạt chi bộ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đặt ra, hướng dẫn đưa việc học tập tấm gương đạo đức của Bác trở thành công việc thường xuyên.
Các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung sinh hoạt chi bộ thường xuyên của chi, đảng bộ, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Từ đó, nhiều sáng kiến, cách làm mới, mô hình hay được triển khai thực hiện và nhân rộng. Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào thi đua dạy tốt - học tốt… tạo sự lan tỏa rộng trong xã hội. Các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội từ thiện xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút đông đảo người dân tham gia như: đóng góp ngày lương; nhận giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đỡ đầu cho học sinh nghèo hiếu học; chuyển bệnh miễn phí cho người nghèo; mua gạo cho trại cơm từ thiện tại các bệnh viện; xây cầu, làm đường; hiến đất xây dựng trường học, xây trạm y tế, làm lộ nông thôn…
Đánh giá tổng quát việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được coi trọng, trở thành việc thường xuyên của mỗi tổ chức và từng cá nhân; đạt nhiều kết quả tích cực, bước đầu ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa đều, chưa đi vào chiều sâu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp, cá biệt có nơi còn rất hạn chế; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan tâm thường xuyên, sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phê bình yếu.
Điều đáng quan tâm là vẫn còn có cấp ủy, người đứng đầu chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thiếu đầu tư, nghiên cứu tìm tòi cách làm mới, mô hình phù hợp để triển khai thực hiện sâu rộng tại cơ quan, đơn vị; lơ là, ít quan tâm đến việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện. Một số cấp ủy ít quan tâm theo dõi, xác định, chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm thuộc tư tưởng, đạo đức của cán bộ, đảng viên nên việc giải quyết còn chậm. Việc xác định trách nhiệm và nêu gương của cán bộ lãnh đạo, chủ chốt chưa rõ, kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện chưa cụ thể; lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch.
Từ thực tiễn, kinh nghiệm rút ra là phải tạo ra sự chuyển biến một cách căn bản nhận thức về việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW không còn là một cuộc vận động mang tính phong trào, mà là một nội dung, yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và đây là công việc quan trọng thường xuyên của cấp ủy, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nội dung mới, giải pháp thiết thực để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sát hợp. Ngoài ra, thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy đảng, đặc biệt là đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu nêu cao vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc; thực hiện nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng thì nơi đó đạt hiệu quả cao.
Phải đưa việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác trở thành công việc thường xuyên, tự giác của mỗi tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên với cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, đơn vị và mỗi người. Yêu cầu “làm theo” phải hết sức cụ thể, thiết thực, giản dị, dễ làm, dễ nhận thấy trong cuộc sống. Phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương và của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc triển khai và tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong sinh hoạt chi bộ.
Việc xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm và đặc biệt là phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải gắn chặt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; lấy hiệu quả công việc là thước đo chính để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, có như vậy thì mới đạt hiệu quả ngược lại sẽ rơi vào hình thức, chung chung.
Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ; đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện của các cấp ủy trực thuộc. Đề cao việc tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có cách làm hay, mô hình tốt; uốn nắn, nhắc nhở, động viên đối với các cá nhân, tập thể chưa thực hiện nghiêm túc và chưa đạt yêu cầu.
Công tác tuyên truyền phải chủ động, thực hiện thường xuyên, liên tục và có tính thuyết phục cao, nhất là việc phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình bằng các hình thức thích hợp để mọi người học tập và noi theo. Thường xuyên kết hợp tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị./.
Bộ phận chuyên trách cấp tỉnh