Làm theo gương Bác Hồ
Bác Hồ với ngành Y tế và Người thầy thuốc
- Được đăng: Thứ bảy, 19 Tháng 2 2022 08:54
- Lượt xem: 4255
(TUAG)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đều dành sự quan tâm đặc biệt đối với sức khỏe nhân dân và ngành Y. Bác đã từng mong muốn và căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân... nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Bác đã căn dặn mọi người dân rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ, giữ gìn sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được… Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Vì vấn đề sức khỏe của nhân dân mà Bác luôn theo sát, quan tâm đến ngành y tế nước nhà, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thầy thuốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Theo Bác, thầy thuốc là phải hết lòng yêu thương, tận tình chăm sóc, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người bệnh. Bởi để chữa trị bệnh tật tận gốc thì không chỉ nhìn vào những vết thương bề ngoài. Những vấn đề về tinh thần, tình cảm càng cần phải được quan tâm để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như y đức của người thầy thuốc. Mặt khác, theo Bác: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. “Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
Theo Bác, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài. Vì vậy, đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn, cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ”, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”. Bác còn nhắc nhở cán bộ y tế: "Đừng có ngại khó, ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu, phải dịu dàng, khiêm tốn, thương yêu đồng bào, không được hách dịch ban ơn...".
Hơn nữa, người cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, tức là phải xây dựng nền y tế Việt Nam vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa y học của thời đại, yếu tố dân tộc và thời đại hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, thành một chỉnh thể thống nhất nhằm phục vụ nhân dân tốt nhất. Bác nói rằng: “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Ðể mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Ðông và thuốc Tây”. Theo Bác, “Thuốc tây chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được; thuốc ta chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được... Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6/1953, Người chỉ rõ: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, với tư tưởng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên từ khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc và trong những năm chống Mỹ cứu nước, mỗi khi đi thăm một xí nghiệp, một hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội, trường học hay bệnh viện... trước hết Bác đi xem nơi ăn, chốn ở, nhà bếp, nguồn nước, nhà tắm, hố xí và dặn dò mọi người ăn ở trật tự vệ sinh, làm tốt công tác phòng bệnh. Bác nghiêm khắc phê bình cán bộ lãnh đạo ở một số đơn vị xem thường công tác đảm bảo vệ sinh và đời sống quần chúng nhân dân.
Không chỉ chú ý đến mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, Bác còn quan tâm đến mỗi quan hệ giữa các thầy thuốc, cán bộ làm công tác y tế với nhau. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế, tháng 2-1955, Bác nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bác sĩ, Dược sĩ cho đến các anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân".
Đoàn kết trong ngành Y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và cùng hướng tới mục đích vì sức khỏe con người. Tại các hội nghị đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế Bác đánh giá rằng: “Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và bệnh xã hội cũ, sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn”. Bác đã có thư khen ngợi sự tận tâm của các y sĩ, khán hộ cứu thương, trong đó có đoạn: “Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”. Bác cũng luôn mong muốn “Lương y phải như từ mẫu”, người thầy thuốc săn sóc người bệnh như người mẹ săn sóc con cái của mình.
Ngoài việc quan tâm đến ngành y tế và các thầy thuốc, Bác đã có những đóng góp rất to lớn đối với nền y học nước nhà khi lôi cuốn, thu hút được rất nhiều trí thức nghề y ở cả trong và ngoài nước phục vụ cách mạng, tham gia kháng chiến cứu quốc một cách tự nguyện, tận tâm, tận lực, nổi bật là nghe theo lời kêu gọi của Bác, cùng với một số trí thức Việt kiều nổi tiếng khác như Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân... Giáo sư Trần Hữu Tước đã tình nguyện từ bỏ cuộc sống đang ổn định và sung túc ở Pháp, trở về phục vụ Tổ quốc. Từ đó cuộc đời người thầy thuốc nổi tiếng ấy gắn liền với quê hương, đất nước.
Vào những năm cuối cuộc đời, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác vẫn luôn đau đáu nỗi niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 31/7/1967, trong bức thư khen cán bộ, nhân viên Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Đây là bức thư cuối cùng Người viết gửi ngành Y tế nước ta.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác y tế, thời gian qua ngành Y tế nước ta đã lấy những lời dạy của Bác làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động, đã nêu cao tinh thần yêu nước và tự lực cánh sinh, phục vụ cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngành Y tế nước ta đã trưởng thành trong lửa đạn và xây dựng thành công mô hình y tế nhân dân, một mô hình y tế tiên tiến cho một nước đang phát triển.
Trải qua thời gian, ngành Y đã lấy nội dung những lời dạy của Người nêu lên làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động. Thực hiện theo những lời dạy đó, mỗi người thầy thuốc cách mạng Việt Nam cần tích cực học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn biết tự làm giàu trí tuệ, nâng cao y đức cũng như trách nhiệm với bệnh nhân. Bao tấm gương đẹp, tận tụy, hết lòng, hết sức phục vụ người bệnh nở rộ trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân: BS Phạm Ngọc Thạch, GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Ngữ, v.v. đều đã thấm nhuần và làm theo lời dạy của Người về y đức.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là vô cùng quan trọng. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh xem con người là vốn quý nhất, phải bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, dù trong bất cứ hoàn cảnh thế nào, Ngành Y tế phải phấn đấu nỗ lực hết sức mình, động viên cán bộ, công nhân viên thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hơn lúc nào hết, việc rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc, người cán bộ ngành Y tế phải được đưa lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đều dành sự quan tâm đặc biệt đối với sức khỏe nhân dân và ngành Y. Bác đã từng mong muốn và căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân... nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Bác đã căn dặn mọi người dân rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ, giữ gìn sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được… Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Vì vấn đề sức khỏe của nhân dân mà Bác luôn theo sát, quan tâm đến ngành y tế nước nhà, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thầy thuốc.
Thăm Bệnh xá Vân Đình (1963), Người căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Theo Bác, thầy thuốc là phải hết lòng yêu thương, tận tình chăm sóc, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người bệnh. Bởi để chữa trị bệnh tật tận gốc thì không chỉ nhìn vào những vết thương bề ngoài. Những vấn đề về tinh thần, tình cảm càng cần phải được quan tâm để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như y đức của người thầy thuốc. Mặt khác, theo Bác: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. “Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
Theo Bác, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài. Vì vậy, đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn, cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ”, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”. Bác còn nhắc nhở cán bộ y tế: "Đừng có ngại khó, ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu, phải dịu dàng, khiêm tốn, thương yêu đồng bào, không được hách dịch ban ơn...".
Hơn nữa, người cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, tức là phải xây dựng nền y tế Việt Nam vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa y học của thời đại, yếu tố dân tộc và thời đại hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, thành một chỉnh thể thống nhất nhằm phục vụ nhân dân tốt nhất. Bác nói rằng: “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Ðể mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Ðông và thuốc Tây”. Theo Bác, “Thuốc tây chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được; thuốc ta chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được... Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6/1953, Người chỉ rõ: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, với tư tưởng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên từ khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc và trong những năm chống Mỹ cứu nước, mỗi khi đi thăm một xí nghiệp, một hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội, trường học hay bệnh viện... trước hết Bác đi xem nơi ăn, chốn ở, nhà bếp, nguồn nước, nhà tắm, hố xí và dặn dò mọi người ăn ở trật tự vệ sinh, làm tốt công tác phòng bệnh. Bác nghiêm khắc phê bình cán bộ lãnh đạo ở một số đơn vị xem thường công tác đảm bảo vệ sinh và đời sống quần chúng nhân dân.
Không chỉ chú ý đến mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, Bác còn quan tâm đến mỗi quan hệ giữa các thầy thuốc, cán bộ làm công tác y tế với nhau. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế, tháng 2-1955, Bác nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bác sĩ, Dược sĩ cho đến các anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân".
Đoàn kết trong ngành Y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và cùng hướng tới mục đích vì sức khỏe con người. Tại các hội nghị đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế Bác đánh giá rằng: “Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và bệnh xã hội cũ, sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn”. Bác đã có thư khen ngợi sự tận tâm của các y sĩ, khán hộ cứu thương, trong đó có đoạn: “Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”. Bác cũng luôn mong muốn “Lương y phải như từ mẫu”, người thầy thuốc săn sóc người bệnh như người mẹ săn sóc con cái của mình.
Ngoài việc quan tâm đến ngành y tế và các thầy thuốc, Bác đã có những đóng góp rất to lớn đối với nền y học nước nhà khi lôi cuốn, thu hút được rất nhiều trí thức nghề y ở cả trong và ngoài nước phục vụ cách mạng, tham gia kháng chiến cứu quốc một cách tự nguyện, tận tâm, tận lực, nổi bật là nghe theo lời kêu gọi của Bác, cùng với một số trí thức Việt kiều nổi tiếng khác như Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân... Giáo sư Trần Hữu Tước đã tình nguyện từ bỏ cuộc sống đang ổn định và sung túc ở Pháp, trở về phục vụ Tổ quốc. Từ đó cuộc đời người thầy thuốc nổi tiếng ấy gắn liền với quê hương, đất nước.
Vào những năm cuối cuộc đời, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác vẫn luôn đau đáu nỗi niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 31/7/1967, trong bức thư khen cán bộ, nhân viên Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Đây là bức thư cuối cùng Người viết gửi ngành Y tế nước ta.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác y tế, thời gian qua ngành Y tế nước ta đã lấy những lời dạy của Bác làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động, đã nêu cao tinh thần yêu nước và tự lực cánh sinh, phục vụ cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngành Y tế nước ta đã trưởng thành trong lửa đạn và xây dựng thành công mô hình y tế nhân dân, một mô hình y tế tiên tiến cho một nước đang phát triển.
Trải qua thời gian, ngành Y đã lấy nội dung những lời dạy của Người nêu lên làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động. Thực hiện theo những lời dạy đó, mỗi người thầy thuốc cách mạng Việt Nam cần tích cực học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn biết tự làm giàu trí tuệ, nâng cao y đức cũng như trách nhiệm với bệnh nhân. Bao tấm gương đẹp, tận tụy, hết lòng, hết sức phục vụ người bệnh nở rộ trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân: BS Phạm Ngọc Thạch, GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Ngữ, v.v. đều đã thấm nhuần và làm theo lời dạy của Người về y đức.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là vô cùng quan trọng. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh xem con người là vốn quý nhất, phải bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, dù trong bất cứ hoàn cảnh thế nào, Ngành Y tế phải phấn đấu nỗ lực hết sức mình, động viên cán bộ, công nhân viên thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hơn lúc nào hết, việc rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc, người cán bộ ngành Y tế phải được đưa lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Phước Huy