Hoạt động khoa giáo
Bình đẳng giới - một tiêu chí quan trọng của phát triển
- Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 1 2019 08:47
- Lượt xem: 1576
(TGAG)- Bình đẳng giới là một trong những chủ trương lớn được Đảng quan tâm và được chính quyền các cấp xem là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho cả nam và nữ trong phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình, và An Giang đã xem bình đẳng giới là một trong những tiêu chí để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với tiêu chí trên, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung triển khai công tác bình đẳng giới và đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vị trí, vai trò công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều địa phương, đơn vị lồng ghép công tác bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và xem là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mình. Công tác cán bộ nữ được chú trọng hơn từ khâu phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến khâu bố trí, đề bạt, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp trưởng, phó phòng khá dồi dào và có triển vọng phát triển tốt. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, An Giang có 1.638 cán bộ nữ được quy hoạch vào cấp ủy các cấp, đạt 28,9% so tổng số cán bộ được quy hoạch. Trong đó, quy hoạch ban chấp hành đảng bộ xã, phường, thị trấn 1.378 đồng chí (đạt 31%), ban chấp hành đảng bộ huyện, thị, thành phố là 224 đồng chí (đạt 20,72%), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh 36 đồng chí (đạt 20,22%); cán bộ quy hoạch dài hạn thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020 là 370/810 cán bộ nữ (đạt 45,67%).
Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 3.082 cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Tỉnh hiện có 23.072 nữ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 10.412 cán bộ nữ có trình độ đại học, cao đẳng (cơ quan nhà nước), đạt 45,13%; 603 cán bộ nữ có trình độ sau đại học (tiến sĩ 05, thạc sĩ 443, khác 155), đạt 2,62%. Vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng được khẳng định, trong 07 năm qua, tỉnh đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ trúng cử 391/1.503 lượt cán bộ nữ, chiếm 26,01%.
Bên cạnh đó, đời sống kinh tế, nhu cầu về xã hội của các tầng lớp phụ nữ được cải thiện hơn theo đà phát triển nhanh của kinh tế - xã hội địa phương. Hoạt động của tổ chức hội phụ nữ các cấp có sự đổi mới về nội dung, phương thức, phát huy hiệu quả, thu hút khá nhiều tầng lớp phụ nữ tham gia; phụ nữ được tiếp cận bình đẳng về học hành, cơ hội nghề nghiệp, nhờ đó năng suất lao động sẽ có hiệu quả hơn, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bình đẳng giới hiện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc, như: trình độ và năng lực của một bộ phận lao động nữ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới đất nước; một số ít cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ nên đội ngũ cán bộ nữ kế cận còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về giới và bình đẳng giới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho công tác bình đẳng giới còn hạn hẹp, chưa đáp ứng các hoạt động theo về bình đẳng giới cũng như Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, còn diễn biến phức tạp.
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên, trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về bình đẳng giới; các sở, ngành, đoàn thể, địa phương lồng ghép các các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; ban hành các chính sách phù hợp, trước hết là về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tình trạng bạo lực, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và hôn nhân có yếu tố nước ngoài không lành mạnh…
Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị, vai trò xã hội cũng như cống hiến của họ. Ông K. Matsuura, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO từng khuyến cáo: “Không nên xem bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, nó đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các mối quan hệ trong xã hội chúng ta. Đó là vấn đề đòi hỏi cả nam giới và phụ nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp sao cho vừa mang tính thực tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các giải pháp trên sẽ không được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá trị, công việc của nam giới và nữ giới không được tôn trọng”. Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của quốc gia, địa phương trong việc thực hiện xã hội độc lập, tự do và hạnh phúc./.
Nguyễn Đăng Giai
Với tiêu chí trên, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung triển khai công tác bình đẳng giới và đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vị trí, vai trò công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều địa phương, đơn vị lồng ghép công tác bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và xem là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mình. Công tác cán bộ nữ được chú trọng hơn từ khâu phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến khâu bố trí, đề bạt, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp trưởng, phó phòng khá dồi dào và có triển vọng phát triển tốt. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, An Giang có 1.638 cán bộ nữ được quy hoạch vào cấp ủy các cấp, đạt 28,9% so tổng số cán bộ được quy hoạch. Trong đó, quy hoạch ban chấp hành đảng bộ xã, phường, thị trấn 1.378 đồng chí (đạt 31%), ban chấp hành đảng bộ huyện, thị, thành phố là 224 đồng chí (đạt 20,72%), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh 36 đồng chí (đạt 20,22%); cán bộ quy hoạch dài hạn thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020 là 370/810 cán bộ nữ (đạt 45,67%).
Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 3.082 cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Tỉnh hiện có 23.072 nữ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 10.412 cán bộ nữ có trình độ đại học, cao đẳng (cơ quan nhà nước), đạt 45,13%; 603 cán bộ nữ có trình độ sau đại học (tiến sĩ 05, thạc sĩ 443, khác 155), đạt 2,62%. Vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng được khẳng định, trong 07 năm qua, tỉnh đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ trúng cử 391/1.503 lượt cán bộ nữ, chiếm 26,01%.
Bên cạnh đó, đời sống kinh tế, nhu cầu về xã hội của các tầng lớp phụ nữ được cải thiện hơn theo đà phát triển nhanh của kinh tế - xã hội địa phương. Hoạt động của tổ chức hội phụ nữ các cấp có sự đổi mới về nội dung, phương thức, phát huy hiệu quả, thu hút khá nhiều tầng lớp phụ nữ tham gia; phụ nữ được tiếp cận bình đẳng về học hành, cơ hội nghề nghiệp, nhờ đó năng suất lao động sẽ có hiệu quả hơn, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bình đẳng giới hiện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc, như: trình độ và năng lực của một bộ phận lao động nữ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới đất nước; một số ít cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ nên đội ngũ cán bộ nữ kế cận còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về giới và bình đẳng giới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho công tác bình đẳng giới còn hạn hẹp, chưa đáp ứng các hoạt động theo về bình đẳng giới cũng như Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, còn diễn biến phức tạp.
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên, trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về bình đẳng giới; các sở, ngành, đoàn thể, địa phương lồng ghép các các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; ban hành các chính sách phù hợp, trước hết là về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tình trạng bạo lực, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và hôn nhân có yếu tố nước ngoài không lành mạnh…
Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị, vai trò xã hội cũng như cống hiến của họ. Ông K. Matsuura, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO từng khuyến cáo: “Không nên xem bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, nó đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các mối quan hệ trong xã hội chúng ta. Đó là vấn đề đòi hỏi cả nam giới và phụ nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp sao cho vừa mang tính thực tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các giải pháp trên sẽ không được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá trị, công việc của nam giới và nữ giới không được tôn trọng”. Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của quốc gia, địa phương trong việc thực hiện xã hội độc lập, tự do và hạnh phúc./.
Nguyễn Đăng Giai