Hãy tham gia BHXH và BHYT
An Phú đẩy mạnh thực hiện công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 8 2024 16:01
- Lượt xem: 208
(TUAG)- Trong những năm qua, công tác bảo hiểm y tế luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện An Phú quan tâm, chỉ đạo sát sao. Công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân được nâng lên, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn huyện; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế từ 16,04% năm 2009 lên 94,32% năm 2023, số người tham gia BHYT tăng từ 28.651 người năm 2009 lên 139.879 người năm 2023 (tăng 20,5 lần).
An Phú là huyện đầu nguồn của tỉnh, có diện tích 226,42 km², dân số trên 148.510 người; có 11 xã, 03 thị trấn (trong đó, có 08 xã giáp biên giới Campuchia, với gần 43 km đường biên giới). Là huyện thuần nông, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, hầu hết diện tích đều trồng lúa, làm rẫy và nuôi trồng thủy sản; doanh nghiệp ít, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động làm việc thời vụ, một số doanh nghiệp không có thuê mướn lao động, mà chủ yếu lao động gia đình, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc chiếm tỷ lệ nhỏ so với dân số và so với lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn; nhiều lao động trong độ tuổi đi lao động, làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, số người được ngân sách Trung ương hỗ trợ mua BHYT chiếm tỷ trọng thấp so với dân số toàn huyện, ngoài ra, là huyện biên giới một bộ phận đồng bào dân tộc, nhận thức về chính sách BHYT còn hạn chế.
Qua đó, cấp ủy, chính quyền luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW, Công văn số 4435-CV/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương và các chính sách pháp luật về BHYT đến các chi, đảng bộ trực thuộc thông qua các cuộc họp, sinh hoạt cấp ủy và triển khai lồng ghép trong hội nghị báo cáo viên cấp huyện. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi, quán triệt, triển khai 6 nội dung của Chỉ thị số 38-CT/TW đến cán bộ chủ chốt và Nhân dân. Cùng với đó, huyện chú trọng triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia BHYT, đặc biệt các đối tượng: người nghèo, hộ cận nghèo và người được hưởng các chính sách xã hội. Huy động sức mạnh của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để phát huy cao độ các nguồn lực bên trong và bên ngoài; tổ chức thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH, BHYT, góp phần tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT. Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện chính sách BHYT.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác khám, chữa bệnh, những năm qua, mạng lưới y tế các tuyến tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở; chất lượng nhân lực y tế được cải thiện, cán bộ có trình độ chuyên môn được tăng lên; tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở; đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, công tác quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh qua từng năm, năm 2023, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 200.800 lượt người, tăng 20.342 lượt so với năm 2022.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh BHYT có bước chuyển biến tích cực, Trung tâm Y tế đã củng cố, sắp xếp lại các khoa, phòng, tăng cường nhân lực có sơ đồ khoa khám, chữa bệnh và triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT giúp việc quản lý khám, chữa bệnh tốt hơn và thuận lợi hơn cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; đồng thời, triển khai đường dây nóng để xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy định trong công tác khám, chữa bệnh và giải quyết các chế độ cho người dân nhằm tạo niềm tin cho Nhân dân khi tham gia BHYT. Bên cạnh đó, chương trình trao thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ các đối tượng khó khăn được chăm sóc sức khỏe theo chế độ BHYT. BHXH huyện đã vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm mua thẻ BHYT cho các đối tượng này, đây cũng là một giải pháp thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách BHYT trong tình hình mới, huyện tập trung thực hiện một số nội dung:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu đến cấp ủy, chính quyền, đưa chỉ tiêu thực hiện BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; xem việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHYT là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT; tích cực tham gia góp ý hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BHYT; truyền thông chính sách BHYT “đa dạng, linh hoạt, hiệu quả” trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp trong cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và từng địa bàn dân cư tạo sự lan tỏa về tính ưu việt của chính sách. Tổ chức theo tháng chuyên đề; hội nghị trực tiếp nhóm nhỏ. Xây dựng mô hình, tiêu chuẩn khóm, ấp về độ bao phủ BHYT,… phù hợp với từng nhóm người lao động, người dân tham gia BHYT tự đóng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua sắm, sử dụng và thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế đối với người có thẻ BHYT; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHYT; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo thuận lợi khi người tham gia BHYT. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT; kiểm soát việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh, ngăn ngừa các hành vi gian lận, trục lợi BHYT. Triển khai hệ thống mạng lưới tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT phù hợp với quy định của Luật BHYT, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHYT. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân: “Lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ”. Tăng cường thực hiện quy tắc ứng xử, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ. Giữ vững đoàn kết tập thể, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ.
Huỳnh Như
An Phú là huyện đầu nguồn của tỉnh, có diện tích 226,42 km², dân số trên 148.510 người; có 11 xã, 03 thị trấn (trong đó, có 08 xã giáp biên giới Campuchia, với gần 43 km đường biên giới). Là huyện thuần nông, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, hầu hết diện tích đều trồng lúa, làm rẫy và nuôi trồng thủy sản; doanh nghiệp ít, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động làm việc thời vụ, một số doanh nghiệp không có thuê mướn lao động, mà chủ yếu lao động gia đình, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc chiếm tỷ lệ nhỏ so với dân số và so với lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn; nhiều lao động trong độ tuổi đi lao động, làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, số người được ngân sách Trung ương hỗ trợ mua BHYT chiếm tỷ trọng thấp so với dân số toàn huyện, ngoài ra, là huyện biên giới một bộ phận đồng bào dân tộc, nhận thức về chính sách BHYT còn hạn chế.
Qua đó, cấp ủy, chính quyền luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW, Công văn số 4435-CV/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương và các chính sách pháp luật về BHYT đến các chi, đảng bộ trực thuộc thông qua các cuộc họp, sinh hoạt cấp ủy và triển khai lồng ghép trong hội nghị báo cáo viên cấp huyện. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi, quán triệt, triển khai 6 nội dung của Chỉ thị số 38-CT/TW đến cán bộ chủ chốt và Nhân dân. Cùng với đó, huyện chú trọng triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia BHYT, đặc biệt các đối tượng: người nghèo, hộ cận nghèo và người được hưởng các chính sách xã hội. Huy động sức mạnh của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để phát huy cao độ các nguồn lực bên trong và bên ngoài; tổ chức thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH, BHYT, góp phần tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT. Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện chính sách BHYT.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác khám, chữa bệnh, những năm qua, mạng lưới y tế các tuyến tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở; chất lượng nhân lực y tế được cải thiện, cán bộ có trình độ chuyên môn được tăng lên; tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở; đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, công tác quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh qua từng năm, năm 2023, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 200.800 lượt người, tăng 20.342 lượt so với năm 2022.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh BHYT có bước chuyển biến tích cực, Trung tâm Y tế đã củng cố, sắp xếp lại các khoa, phòng, tăng cường nhân lực có sơ đồ khoa khám, chữa bệnh và triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT giúp việc quản lý khám, chữa bệnh tốt hơn và thuận lợi hơn cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; đồng thời, triển khai đường dây nóng để xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy định trong công tác khám, chữa bệnh và giải quyết các chế độ cho người dân nhằm tạo niềm tin cho Nhân dân khi tham gia BHYT. Bên cạnh đó, chương trình trao thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ các đối tượng khó khăn được chăm sóc sức khỏe theo chế độ BHYT. BHXH huyện đã vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm mua thẻ BHYT cho các đối tượng này, đây cũng là một giải pháp thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách BHYT trong tình hình mới, huyện tập trung thực hiện một số nội dung:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu đến cấp ủy, chính quyền, đưa chỉ tiêu thực hiện BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; xem việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHYT là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT; tích cực tham gia góp ý hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BHYT; truyền thông chính sách BHYT “đa dạng, linh hoạt, hiệu quả” trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp trong cấp ủy, sinh hoạt chi bộ và từng địa bàn dân cư tạo sự lan tỏa về tính ưu việt của chính sách. Tổ chức theo tháng chuyên đề; hội nghị trực tiếp nhóm nhỏ. Xây dựng mô hình, tiêu chuẩn khóm, ấp về độ bao phủ BHYT,… phù hợp với từng nhóm người lao động, người dân tham gia BHYT tự đóng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua sắm, sử dụng và thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế đối với người có thẻ BHYT; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHYT; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo thuận lợi khi người tham gia BHYT. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT; kiểm soát việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh, ngăn ngừa các hành vi gian lận, trục lợi BHYT. Triển khai hệ thống mạng lưới tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT phù hợp với quy định của Luật BHYT, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHYT. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân: “Lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ”. Tăng cường thực hiện quy tắc ứng xử, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ. Giữ vững đoàn kết tập thể, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ.
Huỳnh Như