Hội thảo khoa học phục vụ xây dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 6 2016 07:42
- Lượt xem: 4480
(TGAG)- Sáng ngày 02/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng chủ trì Hội thảo khoa học phục vụ xây dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020 cho các lĩnh vực, ngành hàng lúa gạo, cá tra, bò thịt, rau màu. Dự hội thảo có các nhà khoa học, Giáo sư - Tiến sĩ các Viện, Trường Đại học khu vực phía Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng: Sản xuất nông nghiệp hiện vẫn giữa vai trò quan trọng cho ngành kinh tế tỉnh nhà. Giai đoạn 2016-2020, kinh tế nông nghiệp được tiếp tục xem là bệ đỡ cho nền kinh tế tỉnh An Giang, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại như TPP, hiệp định song phương đa phương bắt đầu được thực thi. Chính vì vậy để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng phải có sự chuyển biến tích cực, nhất là phải tổ chức lại sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa có ứng dụng khoa học công nghệ cao và phát triển bền vững. Do đó, tại hội thảo này, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia tập trung giúp tỉnh đề ra những giải pháp để chương trình hành động nông nghiệp của Tỉnh ủy mang tính khả thi cao, nhanh chóng thực sự đi vào đời sống.
Các đại biểu đã nghe lãnh các nhà khoa học, các giáo sư - tiến sĩ các Viện, Trường, lãnh đạo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh báo cáo về hiện trạng và định hướng sản xuất lúa gạo, rau – màu, cá tra, bò thịt của tỉnh An Giang; Tổ chức sản xuất và các chính sách để phát triển các ngành hàng; Thực trạng và định hướng thị trường tiêu thụ các ngành hàng; Các giải pháp chuyên đề “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bo thịt, rau – màu, lúa gạo... cũng như nêu những vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay nhất là việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến như nhà nước cần có chính sách khích lệ, thưởng cho doanh nghiệp, nông dân có các mặt hàng xuất khẩu, hoặc sản xuất các mặt hàng an toàn; Cần các giống chất lượng, nhiều cây trồng gốc - ghép kháng sâu bệnh vào sản xuất, để tăng năng suất, chất lượng; Hướng dân nông sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; Phải có sự liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân....
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng: Sản xuất nông nghiệp hiện vẫn giữa vai trò quan trọng cho ngành kinh tế tỉnh nhà. Giai đoạn 2016-2020, kinh tế nông nghiệp được tiếp tục xem là bệ đỡ cho nền kinh tế tỉnh An Giang, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại như TPP, hiệp định song phương đa phương bắt đầu được thực thi. Chính vì vậy để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng phải có sự chuyển biến tích cực, nhất là phải tổ chức lại sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa có ứng dụng khoa học công nghệ cao và phát triển bền vững. Do đó, tại hội thảo này, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu tham gia tập trung giúp tỉnh đề ra những giải pháp để chương trình hành động nông nghiệp của Tỉnh ủy mang tính khả thi cao, nhanh chóng thực sự đi vào đời sống.
Các đại biểu đã nghe lãnh các nhà khoa học, các giáo sư - tiến sĩ các Viện, Trường, lãnh đạo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh báo cáo về hiện trạng và định hướng sản xuất lúa gạo, rau – màu, cá tra, bò thịt của tỉnh An Giang; Tổ chức sản xuất và các chính sách để phát triển các ngành hàng; Thực trạng và định hướng thị trường tiêu thụ các ngành hàng; Các giải pháp chuyên đề “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bo thịt, rau – màu, lúa gạo... cũng như nêu những vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay nhất là việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến như nhà nước cần có chính sách khích lệ, thưởng cho doanh nghiệp, nông dân có các mặt hàng xuất khẩu, hoặc sản xuất các mặt hàng an toàn; Cần các giống chất lượng, nhiều cây trồng gốc - ghép kháng sâu bệnh vào sản xuất, để tăng năng suất, chất lượng; Hướng dân nông sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; Phải có sự liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân....
Tiếp Thu