Cách làm hiệu quả trong triển khai Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 08:10
- Lượt xem: 1569
(TUAG)- Đảng bộ xã An Bình (huyện Thoại Sơn) có 172 đảng viên sinh hoạt ở 11 chi bộ. Trong đó, có 4 chi bộ ấp, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ Y tế, 1 chi bộ Công an, 1 chi bộ Quân sự và 1 chi bộ hợp tác xã. Trước đây, việc triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng gặp nhiều khó khăn do trình độ báo cáo viên còn hạn chế, chưa thu hút người nghe, một bộ phận đảng viên chưa thật sự nghiêm túc trong học tập. Công tác tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân chưa đi vào chiều sâu, nên kết quả thực hiện một số chỉ tiêu đề ra hằng năm chưa cao.
Từ khi tiếp thu Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 08/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang và Chỉ thị số 12-CT/HU, ngày 24/10/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn về về việc chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong triển khai, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy tổ chức triển khai cách làm mới đã mang lại hiệu quả.
Cách triển khai chỉ thị, nghị quyết cho đảng viên:
Trong các buổi triển khai học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, mỗi chuyên đề, báo cáo viên phải đặt ra từ 15 đến 20 câu hỏi trọng tâm để đảng viên trả lời.
Ban Tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học tập chỉ thị, nghị quyết.
Cuối buổi, báo cáo viên nêu câu hỏi để đảng viên trả lời.
Đảng viên trả lời đúng được thưởng thẻ card điện thoại trị giá 20.000đ. Nếu trả lời sai, báo cáo viên giải thích, đưa ra đáp án đúng để các đảng viên hiểu rõ hơn.
Cách triển khai chỉ thị, nghị quyết đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân:
Trong các ngày lễ kỷ niệm như: Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10), Ngày thành lập Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,... Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết hằng năm; các chỉ tiêu chưa đạt hoặc gặp khó khăn trong vận động người dân đóng góp trong xây dựng nông thôn mới với hình thức hái hoa dân chủ.
Sau khi ôn lại truyền thống của ngành, các đoàn viên, hội viên và Nhân dân bốc thăm trả lời câu hỏi. Giải thưởng cho những câu trả lời đúng là một card điện thoại, ca đựng nước đá, tách uống trà... trị giá 20.000đ đến 30.000đ, nếu trả lời sai ban tổ chức giải thích, nêu lên đáp án đúng để rút kinh nghiệm.
Với cách thức trên, việc triển khai học tập, cũng như tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết đã tạo không khí thoải mái, đảng viên, đoàn viên, hội viên nghiêm túc lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tranh luận sôi nổi. Từ đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu hàng năm của xã ngày càng được nâng chất. Trong đó:
Diện tích trồng lúa trung bình hằng năm là 2.353 ha. Năng suất bình quân 6,3 tấn/ha/vụ. Thực hiện Dự án VnSAT được 780 ha( tiểu vùng AB1, AB4); cánh đồng lớn 100 ha. Kết hợp với Phòng Nông nghiệp mở 34 lớp 3G-3T, 1P-5G, kỹ thuật sản xuất lúa giống, mô hình giảm giống, kỹ thuật trồng màu, nuôi lươn, có 947 nông dân tham dự. Duy trì 1 tổ giống, với diện tích 61,5 ha, có 14 thành viên.
Chuyển đổi diện tích rau màu 144,8 ha, tăng 43,3 ha (gồm: Bắp, ớt, mồng tơi, sen, rau cải,…).
Nông dân tích cực ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên cây thanh long, với diện tích 3 ha, lợi nhuận gấp 3 lần so với sản xuất lúa (145.500.000 đồng/ha/năm).
Thực hiện 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao cấp huyện nuôi lươn sinh sản ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời, với 40 bồn, diện tích 360 m2 kinh phí 50 triệu đồng đã đưa vào hoạt động, tưới phun tự động sử dụng hệ điều khiển bằng điện thoại thông minh trên cây xoài và 2 mô hình cấp tỉnh nuôi lươn trong hệ thống tuần hoàn và mô hình trồng sâm bố chính trên giá thể trong nhà lưới kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt điều khiển bằng điện thoại thông minh.
Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp có 70 thành viên, vốn điều lệ: 800.000.000 đồng, tổng diện tích là 1.170 ha, trong đó diện tích của thành viên là 595 ha. Cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cho thành viên, cung cấp dịch vụ gạo an toàn cho Nhân dân (đã được cấp thương hiệu) và nước uống đóng bình.
Thành lập Quỹ Khuyến học - Khuyến tài của xã, số tiền vận động được 625 triệu đồng; vận động các tổ chức và cá nhân hỗ trợ dụng cụ học tập bằng tiền và hiện vật cho các em học sinh khó khăn.
Nâng cấp, mở rộng 5 tuyến đường giao thông nông thôn; xây dựng mới 6 cây cầu, tổng kinh phí 6 tỷ 109 triệu đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 1 tỷ 185 triệu đồng.
Xây dựng 21 căn và sửa chữa 5 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, trị giá 2 tỷ 210 triệu đồng.
Đào tạo nghề, đã mở 17 lớp, với 572 học viên, đạt 143% kế hoạch; giới thiệu lao động làm việc ngoài tỉnh 1.292/1.000 lao động, đạt 129%. Công tác giảm nghèo được thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Vận động mạnh thường quân, hỗ trợ gạo, quà tết với 2.132 suất quà, trị giá 675.250.000đ.
Công tác cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức về cải cách hành chính của cán bộ, công chức được nâng lên. Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” của xã đã làm cho người dân hài lòng hơn. Đồng thời, đã thực hiện nhiều mô hình như: Ngày cấp ủy, chính quyền lắng nghe ý kiến Nhân dân, Tổ tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, Tổ giải quyết thủ tục hành chính 3 tại chỗ đối với gia đình có người 60 tuổi trở lên qua đời. Hằng năm, xã được UBND tỉnh, huyện tặng bằng khen, giấy khen, là một trong các đơn vị dẫn đầu cải cách hành chính, góp phần cho xã luôn là một trong hai xã dẫn đầu cụm thi đua hằng năm.
Năm 2018, Đảng bộ xã An Bình đạt chuẩn nông thôn mới (trước 2 năm so với kế hoạch của huyện). Năm 2020 các chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao đạt 19/19 tiêu chí, 35/35 chỉ tiêu. Từ những kết quả đó, Đảng bộ đạt “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” các năm liền từ 2017 - 2019.
Từ khi tiếp thu Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 08/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang và Chỉ thị số 12-CT/HU, ngày 24/10/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn về về việc chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong triển khai, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy tổ chức triển khai cách làm mới đã mang lại hiệu quả.
Cách triển khai chỉ thị, nghị quyết cho đảng viên:
Trong các buổi triển khai học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, mỗi chuyên đề, báo cáo viên phải đặt ra từ 15 đến 20 câu hỏi trọng tâm để đảng viên trả lời.
Ban Tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học tập chỉ thị, nghị quyết.
Cuối buổi, báo cáo viên nêu câu hỏi để đảng viên trả lời.
Đảng viên trả lời đúng được thưởng thẻ card điện thoại trị giá 20.000đ. Nếu trả lời sai, báo cáo viên giải thích, đưa ra đáp án đúng để các đảng viên hiểu rõ hơn.
Cách triển khai chỉ thị, nghị quyết đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân:
Trong các ngày lễ kỷ niệm như: Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10), Ngày thành lập Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,... Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết hằng năm; các chỉ tiêu chưa đạt hoặc gặp khó khăn trong vận động người dân đóng góp trong xây dựng nông thôn mới với hình thức hái hoa dân chủ.
Sau khi ôn lại truyền thống của ngành, các đoàn viên, hội viên và Nhân dân bốc thăm trả lời câu hỏi. Giải thưởng cho những câu trả lời đúng là một card điện thoại, ca đựng nước đá, tách uống trà... trị giá 20.000đ đến 30.000đ, nếu trả lời sai ban tổ chức giải thích, nêu lên đáp án đúng để rút kinh nghiệm.
Với cách thức trên, việc triển khai học tập, cũng như tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết đã tạo không khí thoải mái, đảng viên, đoàn viên, hội viên nghiêm túc lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tranh luận sôi nổi. Từ đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu hàng năm của xã ngày càng được nâng chất. Trong đó:
Diện tích trồng lúa trung bình hằng năm là 2.353 ha. Năng suất bình quân 6,3 tấn/ha/vụ. Thực hiện Dự án VnSAT được 780 ha( tiểu vùng AB1, AB4); cánh đồng lớn 100 ha. Kết hợp với Phòng Nông nghiệp mở 34 lớp 3G-3T, 1P-5G, kỹ thuật sản xuất lúa giống, mô hình giảm giống, kỹ thuật trồng màu, nuôi lươn, có 947 nông dân tham dự. Duy trì 1 tổ giống, với diện tích 61,5 ha, có 14 thành viên.
Chuyển đổi diện tích rau màu 144,8 ha, tăng 43,3 ha (gồm: Bắp, ớt, mồng tơi, sen, rau cải,…).
Nông dân tích cực ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên cây thanh long, với diện tích 3 ha, lợi nhuận gấp 3 lần so với sản xuất lúa (145.500.000 đồng/ha/năm).
Thực hiện 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao cấp huyện nuôi lươn sinh sản ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời, với 40 bồn, diện tích 360 m2 kinh phí 50 triệu đồng đã đưa vào hoạt động, tưới phun tự động sử dụng hệ điều khiển bằng điện thoại thông minh trên cây xoài và 2 mô hình cấp tỉnh nuôi lươn trong hệ thống tuần hoàn và mô hình trồng sâm bố chính trên giá thể trong nhà lưới kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt điều khiển bằng điện thoại thông minh.
Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp có 70 thành viên, vốn điều lệ: 800.000.000 đồng, tổng diện tích là 1.170 ha, trong đó diện tích của thành viên là 595 ha. Cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cho thành viên, cung cấp dịch vụ gạo an toàn cho Nhân dân (đã được cấp thương hiệu) và nước uống đóng bình.
Thành lập Quỹ Khuyến học - Khuyến tài của xã, số tiền vận động được 625 triệu đồng; vận động các tổ chức và cá nhân hỗ trợ dụng cụ học tập bằng tiền và hiện vật cho các em học sinh khó khăn.
Nâng cấp, mở rộng 5 tuyến đường giao thông nông thôn; xây dựng mới 6 cây cầu, tổng kinh phí 6 tỷ 109 triệu đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 1 tỷ 185 triệu đồng.
Xây dựng 21 căn và sửa chữa 5 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, trị giá 2 tỷ 210 triệu đồng.
Đào tạo nghề, đã mở 17 lớp, với 572 học viên, đạt 143% kế hoạch; giới thiệu lao động làm việc ngoài tỉnh 1.292/1.000 lao động, đạt 129%. Công tác giảm nghèo được thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Vận động mạnh thường quân, hỗ trợ gạo, quà tết với 2.132 suất quà, trị giá 675.250.000đ.
Công tác cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức về cải cách hành chính của cán bộ, công chức được nâng lên. Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” của xã đã làm cho người dân hài lòng hơn. Đồng thời, đã thực hiện nhiều mô hình như: Ngày cấp ủy, chính quyền lắng nghe ý kiến Nhân dân, Tổ tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, Tổ giải quyết thủ tục hành chính 3 tại chỗ đối với gia đình có người 60 tuổi trở lên qua đời. Hằng năm, xã được UBND tỉnh, huyện tặng bằng khen, giấy khen, là một trong các đơn vị dẫn đầu cải cách hành chính, góp phần cho xã luôn là một trong hai xã dẫn đầu cụm thi đua hằng năm.
Năm 2018, Đảng bộ xã An Bình đạt chuẩn nông thôn mới (trước 2 năm so với kế hoạch của huyện). Năm 2020 các chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao đạt 19/19 tiêu chí, 35/35 chỉ tiêu. Từ những kết quả đó, Đảng bộ đạt “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” các năm liền từ 2017 - 2019.
NGÔ HÙNG LÂM
Phó Bí thư Đảng ủy xã An Bình, huyện Thoại Sơn