Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận chính trị cho công nhân lao động
- Được đăng: Chủ nhật, 26 Tháng 7 2015 14:50
- Lượt xem: 2677
(TGAG)- Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Đồng thời, chúng ta còn biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục chính trị tài tình. Bác đã để lại cho chúng ta một tư tưởng lớn về giáo dục lý luận chính trị. Từ rất sớm, Người đặc biệt quan tâm, chăm lo công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, trong đó có giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân và người lao động.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng rõ ràng nhất đối với công tác giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân ngày từ rất sớm của Người. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thực hiện chỉ đạo và trực tiếp huấn luyện của Người, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá vào phong trào công nhân, giúp giai cấp công nhân hiểu được quy luật phát triển của xã hội; chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, từ đấu tranh vì lợi ích kinh tế lên đấu tranh vì mục tiêu chính trị. Nếu phong trào công nhân và phong trào yêu nước là cơ sở vật chất thì chủ nghĩa Mác - Lê nin là cơ sở tinh thần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học để Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chính sách, những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình cách mạng. Có thể nói, nếu không có sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân theo chỉ đạo của Người thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể ra đời.
Nói về việc giáo dục lý luận chính trị cho công nhân và người lao động, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Do đó, cần phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân, phải giáo dục cho công nhân thái độ của người làm chủ nước nhà. Công nhân phải bảo vệ chế độ của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Công tác giáo dục lý luận chính trị phải gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung, chính trị suông.
Theo Hồ Chí Minh, mục đích của công tác giáo dục lý luận chính trị trong công nhân lao động là truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới đoàn viên, hội viên, công nhân lao động. Qua đó góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn; tu dưỡng đạo đức cá nhân; tạo dựng cho công nhân lao động niềm tin vào Đảng, vào tương lai của dân tộc, tổ chức công đoàn, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp…; Nội dung giáo dục lý luận chính trị cho công nhân lao động bao hàm những vấn đề cốt lõi nhất của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vị trí, chức năng, các chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động của tổ chức Công đoàn Việt Nam; giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp, lý tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, ý thức tổ chức kỷ luật… Đặc biệt là, giáo dục tinh thần trách nhiệm của công nhân lao động trong lao động sản xuất, trong quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động, giữa công nhân lao động với nhau để hướng tới một mục tiêu cao cả là “tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền’’. Chương trình giáo dục phải phù hợp với công nhân công nhân lao động khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng như công nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động của đội ngũ công nhân ngang tầm với thời kỳ mới. Hình thức giáo dục lý luận phải đa dạng và phong phú, như: Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức công đoàn; qua triển khai học tập những bài lý luận chính trị cơ bản; qua các hội thảo, tập huấn, những đợt sinh hoạt chính trị, báo cáo thời sự, chuyên đề, qua các hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ sở; qua phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động; qua nhiệm vụ bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; qua các chương trình về nguồn, các cuộc thi tìm hiểu…
Hiện nay, đội ngũ công nhân lao động của nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng, đa số có tuổi đời trẻ, có trình độ học vấn, nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với quá trình hội nhập, với cơ chế kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại; có ý thức vươn lên, cố gắng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đánh giá: “Một bộ phận còn hạn chế về nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, hiểu biết về pháp luật, chính sách; thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao; cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi, công nhân kỹ thuật bậc cao chưa nhiều; trình độ nghề nghiệp của khá đông lao động trực tiếp sản xuất còn thấp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc; thể lực chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp phát triển; kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp yếu, còn mắc tệ nạn xã hội. Tỷ lệ đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất còn thấp”.
Tình hình trên đặt ra cho công tác giáo dục lý luận chính trị đối với công nhân lao động những vấn đề cần phải giải quyết để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Đó là: phải “Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng; nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân. Giáo dục nâng cao trình độ kiến thức, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển đất nước của công nhân, lao động” đúng theo Kết luận số 79-KL/TW, ngày 23/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nhấn mạnh.
Công tác giáo dục lý luận chính trị cho công nhân lao động là trách nhiệm của Đảng nhưng trước hết là nhiệm vụ thường xuyên của công tác Tuyên giáo công đoàn, phải làm từ dễ đến khó, chuẩn bị tốt tài liệu, sát đối tượng, phù hợp với điều kiện sống và thời gian làm việc của công nhân lao động. Trong phương pháp giáo dục lý luận chính trị, cần quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh là gắn lý luận với thực tiễn: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Như thế mới có thể xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân và người lao động./.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng rõ ràng nhất đối với công tác giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân ngày từ rất sớm của Người. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thực hiện chỉ đạo và trực tiếp huấn luyện của Người, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá vào phong trào công nhân, giúp giai cấp công nhân hiểu được quy luật phát triển của xã hội; chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, từ đấu tranh vì lợi ích kinh tế lên đấu tranh vì mục tiêu chính trị. Nếu phong trào công nhân và phong trào yêu nước là cơ sở vật chất thì chủ nghĩa Mác - Lê nin là cơ sở tinh thần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học để Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chính sách, những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình cách mạng. Có thể nói, nếu không có sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân theo chỉ đạo của Người thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể ra đời.
Nói về việc giáo dục lý luận chính trị cho công nhân và người lao động, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Do đó, cần phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân, phải giáo dục cho công nhân thái độ của người làm chủ nước nhà. Công nhân phải bảo vệ chế độ của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Công tác giáo dục lý luận chính trị phải gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung, chính trị suông.
Theo Hồ Chí Minh, mục đích của công tác giáo dục lý luận chính trị trong công nhân lao động là truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới đoàn viên, hội viên, công nhân lao động. Qua đó góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn; tu dưỡng đạo đức cá nhân; tạo dựng cho công nhân lao động niềm tin vào Đảng, vào tương lai của dân tộc, tổ chức công đoàn, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp…; Nội dung giáo dục lý luận chính trị cho công nhân lao động bao hàm những vấn đề cốt lõi nhất của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vị trí, chức năng, các chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động của tổ chức Công đoàn Việt Nam; giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp, lý tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, ý thức tổ chức kỷ luật… Đặc biệt là, giáo dục tinh thần trách nhiệm của công nhân lao động trong lao động sản xuất, trong quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động, giữa công nhân lao động với nhau để hướng tới một mục tiêu cao cả là “tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền’’. Chương trình giáo dục phải phù hợp với công nhân công nhân lao động khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng như công nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động của đội ngũ công nhân ngang tầm với thời kỳ mới. Hình thức giáo dục lý luận phải đa dạng và phong phú, như: Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức công đoàn; qua triển khai học tập những bài lý luận chính trị cơ bản; qua các hội thảo, tập huấn, những đợt sinh hoạt chính trị, báo cáo thời sự, chuyên đề, qua các hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ sở; qua phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động; qua nhiệm vụ bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; qua các chương trình về nguồn, các cuộc thi tìm hiểu…
Hiện nay, đội ngũ công nhân lao động của nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng, đa số có tuổi đời trẻ, có trình độ học vấn, nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với quá trình hội nhập, với cơ chế kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại; có ý thức vươn lên, cố gắng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đánh giá: “Một bộ phận còn hạn chế về nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, hiểu biết về pháp luật, chính sách; thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao; cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi, công nhân kỹ thuật bậc cao chưa nhiều; trình độ nghề nghiệp của khá đông lao động trực tiếp sản xuất còn thấp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc; thể lực chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp phát triển; kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp yếu, còn mắc tệ nạn xã hội. Tỷ lệ đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất còn thấp”.
Tình hình trên đặt ra cho công tác giáo dục lý luận chính trị đối với công nhân lao động những vấn đề cần phải giải quyết để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Đó là: phải “Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng; nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân. Giáo dục nâng cao trình độ kiến thức, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển đất nước của công nhân, lao động” đúng theo Kết luận số 79-KL/TW, ngày 23/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nhấn mạnh.
Công tác giáo dục lý luận chính trị cho công nhân lao động là trách nhiệm của Đảng nhưng trước hết là nhiệm vụ thường xuyên của công tác Tuyên giáo công đoàn, phải làm từ dễ đến khó, chuẩn bị tốt tài liệu, sát đối tượng, phù hợp với điều kiện sống và thời gian làm việc của công nhân lao động. Trong phương pháp giáo dục lý luận chính trị, cần quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh là gắn lý luận với thực tiễn: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Như thế mới có thể xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân và người lao động./.
Lâm Văn Giàu
(Nguồn: Tổng LĐLĐVN)