Một số kết quả tổ chức thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW của Ban Bí thư tại An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 09 Tháng 11 2018 09:45
- Lượt xem: 2425
(TGAG)- Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn liên ban số 29-HD/BTCTW-BTGTW ngày 27-7-2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Sau 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 185 trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được những kết quả nhất định.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TTBDCT là đơn vị trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định 185 tại địa phương mình; ban hành các quy định thống nhất về cơ chế hoạt động, chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên của trung tâm, cũng như học viên học tập tại trung tâm; quy chế giảng dạy và học tập; đầu tư kinh phí đảm bảo cho Trung tâm hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên địa bàn tỉnh có 11 TTBDCT cấp huyện, với tổng số cán bộ, nhân viên là 55 đồng chí, biên chế dao động từ 4 đến 6 người. Trong đó, 23 đồng chí là lãnh đạo quản lý; 30 giảng viên chuyên trách. Hầu hết cán bộ, nhân viên có trình độ từ đại học trở lên (đại học 50 đồng chí, trình độ thạc sĩ 01 đồng chí), lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (trung cấp 26 đồng chí, cao cấp 24 đồng chí).
Công tác kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức được chú trọng, đảm bảo phục vụ giảng dạy nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm. Hầu hết các giảng viên kiêm chức là các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy; trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện.
Trong giai đoạn (2008 - 2018), các TTBDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 10.672 lớp với 1.108.916 học viên. Trong đó: bồi dưỡng kết nạp Đảng 450 lớp, với 41.210 học viên; bồi dưỡng đảng viên mới 285 lớp, với 24.441 học viên; bồi dưỡng nghiệp vụ cấp ủy 81 lớp, với 9.545 học viên; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở 58 lớp, với 7.594 học viên; sơ cấp lý luận chính trị 168 lớp, với 12.980 học viên; bồi dưỡng công tác đoàn thể 453 lớp, với 43.654 học viên; bồi dưỡng các chuyên đề 875 lớp, với 85.285 lượt người học; bồi dưỡng cập nhật kiến thức 91 lớp, với 7.827 lượt người học... Ngoài ra, các TTBDCT còn phối hợp với Trường chính trị Tôn Đức Thắng mở lớp Trung cấp lý luận chính trị, lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên; phối hợp với ban ngành cấp huyện mở các lớp bồi dưỡng Kiến thức quốc phòng - an ninh, bồi dưỡng nghiệp vụ khối đảng…
Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Kế hoạch số 76-KH/TU ngày 10/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, hằng năm TTBDCT cấp huyện đã tham mưu xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, việc mở các lớp ngày các tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong đó, có trung tâm đã tổ chức cho toàn bộ đảng viên trên toàn địa bàn với hình thức tổ chức các lớp tại các cụm xã, thị trấn.
Xác định việc đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị là yêu cầu cấp thiết hiện nay, các TTBDCT yêu cầu, khuyến khích giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng bài giảng. Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại, giúp người học là trung tâm, việc tiếp nhận của học viên dễ dàng hơn, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, tính năng động, tích cực, sáng tạo của học viên ngày một nâng cao.
Nhằm kịp thời trong việc đánh giá chất lượng dạy – học, trong mỗi bài học các TTBDCT phát phiếu thăm dò ý kiến của học viên về chất lượng nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy… Sau mỗi lớp học, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên và quản lý học tập đối với cán bộ của trung tâm. Việc đánh giá học viên được các TTBDCT thực hiện một cách chặt chẽ theo nội quy, quy chế học tập. Đặc biệt, trong tổ chức kiểm tra và thi cuối khóa, một số TTBDCT đã qui định mỗi học viên chỉ được sử dụng đề cương “viết tay” không được sử dụng tài liệu photo. Vì vậy, từng học viên phải chủ động trong nghiên cứu soạn bài, từ đó chất lượng học tập ngày càng đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần kịp thời khắc phục như: cơ sở vật chất tại TTBDCT cấp huyện còn chưa đồng đều, còn thiếu, xuống cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học; công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn còn ít; một số giảng viên còn hạn chế về kỹ năng sư phạm, chưa phát huy tính tích cực của người học; vẫn còn một bộ phận học viên chưa tự giác, chủ động trong học tập…; thực trạng bất cập trong thực hiện Quyết định 185, trước hết là việc TTBDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện, việc sử dụng con dấu đối với các văn bản, ngay cả trong việc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kết nạp Đảng, đảng viên mới…; cán bộ, viên chức của trung tâm không được hưởng phụ cấp công vụ, phụ cấp khối đảng; chưa có quy định tiêu chí chuẩn đối với TTBDCT...
Theo tình hình thực tế, Trung ương sẽ tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 185. Trong khi chờ Trung ương có chỉ đạo mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo tại các TTBDCT các cấp ủy cần tiếp tục quan tâm đầu tư mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học; xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, tâm huyết với nghề; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; giúp học viên nâng cao kiến thức, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.
Lê Hoài Trường
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TTBDCT là đơn vị trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định 185 tại địa phương mình; ban hành các quy định thống nhất về cơ chế hoạt động, chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên của trung tâm, cũng như học viên học tập tại trung tâm; quy chế giảng dạy và học tập; đầu tư kinh phí đảm bảo cho Trung tâm hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên địa bàn tỉnh có 11 TTBDCT cấp huyện, với tổng số cán bộ, nhân viên là 55 đồng chí, biên chế dao động từ 4 đến 6 người. Trong đó, 23 đồng chí là lãnh đạo quản lý; 30 giảng viên chuyên trách. Hầu hết cán bộ, nhân viên có trình độ từ đại học trở lên (đại học 50 đồng chí, trình độ thạc sĩ 01 đồng chí), lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (trung cấp 26 đồng chí, cao cấp 24 đồng chí).
Công tác kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức được chú trọng, đảm bảo phục vụ giảng dạy nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm. Hầu hết các giảng viên kiêm chức là các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy; trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện.
Trong giai đoạn (2008 - 2018), các TTBDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 10.672 lớp với 1.108.916 học viên. Trong đó: bồi dưỡng kết nạp Đảng 450 lớp, với 41.210 học viên; bồi dưỡng đảng viên mới 285 lớp, với 24.441 học viên; bồi dưỡng nghiệp vụ cấp ủy 81 lớp, với 9.545 học viên; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo cơ sở 58 lớp, với 7.594 học viên; sơ cấp lý luận chính trị 168 lớp, với 12.980 học viên; bồi dưỡng công tác đoàn thể 453 lớp, với 43.654 học viên; bồi dưỡng các chuyên đề 875 lớp, với 85.285 lượt người học; bồi dưỡng cập nhật kiến thức 91 lớp, với 7.827 lượt người học... Ngoài ra, các TTBDCT còn phối hợp với Trường chính trị Tôn Đức Thắng mở lớp Trung cấp lý luận chính trị, lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên; phối hợp với ban ngành cấp huyện mở các lớp bồi dưỡng Kiến thức quốc phòng - an ninh, bồi dưỡng nghiệp vụ khối đảng…
Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Kế hoạch số 76-KH/TU ngày 10/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, hằng năm TTBDCT cấp huyện đã tham mưu xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, việc mở các lớp ngày các tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong đó, có trung tâm đã tổ chức cho toàn bộ đảng viên trên toàn địa bàn với hình thức tổ chức các lớp tại các cụm xã, thị trấn.
Xác định việc đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị là yêu cầu cấp thiết hiện nay, các TTBDCT yêu cầu, khuyến khích giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng bài giảng. Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại, giúp người học là trung tâm, việc tiếp nhận của học viên dễ dàng hơn, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, tính năng động, tích cực, sáng tạo của học viên ngày một nâng cao.
Nhằm kịp thời trong việc đánh giá chất lượng dạy – học, trong mỗi bài học các TTBDCT phát phiếu thăm dò ý kiến của học viên về chất lượng nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy… Sau mỗi lớp học, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên và quản lý học tập đối với cán bộ của trung tâm. Việc đánh giá học viên được các TTBDCT thực hiện một cách chặt chẽ theo nội quy, quy chế học tập. Đặc biệt, trong tổ chức kiểm tra và thi cuối khóa, một số TTBDCT đã qui định mỗi học viên chỉ được sử dụng đề cương “viết tay” không được sử dụng tài liệu photo. Vì vậy, từng học viên phải chủ động trong nghiên cứu soạn bài, từ đó chất lượng học tập ngày càng đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần kịp thời khắc phục như: cơ sở vật chất tại TTBDCT cấp huyện còn chưa đồng đều, còn thiếu, xuống cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học; công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn còn ít; một số giảng viên còn hạn chế về kỹ năng sư phạm, chưa phát huy tính tích cực của người học; vẫn còn một bộ phận học viên chưa tự giác, chủ động trong học tập…; thực trạng bất cập trong thực hiện Quyết định 185, trước hết là việc TTBDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện, việc sử dụng con dấu đối với các văn bản, ngay cả trong việc cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kết nạp Đảng, đảng viên mới…; cán bộ, viên chức của trung tâm không được hưởng phụ cấp công vụ, phụ cấp khối đảng; chưa có quy định tiêu chí chuẩn đối với TTBDCT...
Theo tình hình thực tế, Trung ương sẽ tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 185. Trong khi chờ Trung ương có chỉ đạo mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo tại các TTBDCT các cấp ủy cần tiếp tục quan tâm đầu tư mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học; xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, tâm huyết với nghề; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; giúp học viên nâng cao kiến thức, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.
Lê Hoài Trường