Truy cập hiện tại

Đang có 25 khách và không thành viên đang online

Quyết tâm khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh

(TGAG)- Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có trên 2,2 triệu dân, toàn tỉnh có 5.621,604 km đường bộ (Quốc lộ: 153,166 km và các tuyến Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng với tổng chiều dài 5.468,438 km); phương tiện cơ giới đường bộ hiện đang quản lý 1.382.361 xe (trong đó: 32.345 ôtô, 1.349.835 môtô, 155 xe máy điện và 26 xe khác).

Hàng năm, tỉnh An Giang thu hút rất đông khách hành hương ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch... (nhất là lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam), trong Quý I năm 2019 có khoảng 3,2 triệu lượt khách du lịch đến An Giang, trung bình các ngày cuối tuần có gần 8 nghìn đến 10 nghìn xe ô tô các loại và hàng chục ngàn xe mô tô đổ về An Giang, từ đó mật độ phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển của hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển của phương tiện cơ giới, ngoài ra ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, hiện tượng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường còn thường xuyên xảy ra dẫn đến hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra bất cứ lúc nào tại các nút giao thông hẹp và có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Từ tình hình trên, cho thấy nguyên nhân chính của hiện tượng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh gồm có ba nhân tố chính đó là: phương tiện tham gia giao thông (số lượng), cơ sở hạ tầng giao thông (cầu, đường bộ) và con người (người tham gia giao thông, buôn bán…)



Nhằm tăng cường trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoạt động giao thông luôn thông suốt, ùn tắc giao thông không xảy ra, tích cực góp phần phục vụ tốt cho việc đi lại của nhân dân, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Hàng năm, Ban An toàn giao thông tỉnh đều xây dựng kế hoạch phối hợp lực lượng phòng, chống ùn tắc giao thông. Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch đề ra đó là: tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ tỉnh tới từng địa phương để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm khắc phục tình trạng trùng lắp, bỏ trống địa bàn làm ảnh hưởng tới kết quả công tác; việc tổ chức thực hiện kế hoạch được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy đảng; sự điều hành của các cấp chính quyền và ban an toàn giao thông các cấp; các lực lượng, cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện kế hoạch theo trách nhiệm, thẩm quyền được pháp luật quy định; quá trình thực hiện phải có sự trao đổi thông tin thường xuyên, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau đúng với tinh thần “Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, Ban An toàn giao thông tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc tổ chức thực hiện phối hợp phòng, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm tập trung thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức giao thông và bảo vệ các công trình giao thông công cộng

- Rà soát lại việc tổ chức giao thông trong địa bàn, trên cơ sở đó tiếp tục phân luồng, tuyến giao thông một cách khoa học, hợp lý; sắp xếp lại các điểm chợ, bến, bãi xe, tàu, các điểm dịch vụ... nhất là các bến ô tô khách, xe honda đầu, điểm lên xuống hàng hóa của ô tô tải trong nội ô thành phố, thị xã, thị trấn và khu vực gần các bến phà.

- Đẩy mạnh việc giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, các vật cản, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

2. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT và văn hóa giao thông cho nhân dân. Nội dung tuyên truyền cần tập trung phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn tuyên truyền; trong đó, tăng cường tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh của địa phương, cơ sở và tuyên truyền trực tiếp tới hộ dân cư cần được thực hiện liên tục gắn với cập nhật các thông tin về ATGT trong địa bàn và thông báo các trường hợp vi phạm pháp luật về ATGT đã bị xử lý do các cơ quan có trách nhiệm thông báo về địa phương.

3. Thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT trên tất cả các tuyến và địa bàn một cách chặt chẽ, hiệu quả. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bỏ trống các địa bàn trọng điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông. Tập trung xử lý các hành vi vi phạm dễ dẫn đến ùn tắc giao thông như: không nhường đường cho phương tiện có tốc độ cao, không chấp hành quy định về trật tự qua cầu, qua phà; dừng, đỗ xe trái quy định; chở hàng hóa cồng kềnh; tập trung đông người mua, bán lấn chiếm lòng, lề đường...

4. Bố trí lực lượng phối hợp làm nhiệm vụ chốt chỉ huy, hướng dẫn giao thông tại các tụ điểm có hoạt động giao thông phức tạp, các đầu mối giao thông trọng điểm, những điểm cầu hẹp, những nơi tổ chức Lễ hội trong thời gian cao điểm, nhất là các ngày thứ bảy, chủ nhật./.

LÊ VIỆT CƯỜNG
Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh
----------------------------------------
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40575138