Vấn đề cần quan tâm trong triển khai thực hiện Đề án 07-Đ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 12 2020 09:18
- Lượt xem: 2327
(TUAG)- Công tác dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Làm tốt công tác dư luận xã hội sẽ giúp nắm bắt tình hình; dự báo và đề xuất các cấp ủy, chính quyền kịp thời ban hành những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp; chủ động định hướng tư tưởng, tuyên truyền và đấu tranh phản tuyên truyền có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc, thù địch, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Những năm qua, thực hiện Đề án 01-ĐA/TU, ngày 30/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang trong tình hình mới" công tác dư luận xã hội ngày càng phát huy hiệu quả thực chất, từng bước kịp thời định hướng dư luận, giải quyết tốt các vướng mắc, bức xúc trong xã hội, đặc biệt là thiết lập và duy trì cơ chế phản hồi những vấn đề dư luận xã hội phản ánh, giúp các địa phương, đơn vị kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém; giữ vững ổn định về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình trong nước, quốc tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đặt ra nhiều thách thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý xã hội nói chung, công tác dư luận xã hội nói riêng. Một số nội dung trong Đề án số 01-ĐA/TU không còn phù hợp với tình hình mới.
Trước thực trạng đó, ngày 12/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, về "Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020 - 2025" (sau đây gọi tắt Đề án 07-ĐA/TU).
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp, các ngành xem công tác dư luận xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác chính trị tư tưởng của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền trước yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung triển khai quán triệt sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Đề án 07-ĐA/TU.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Nưng phát biểu kết luận tại hội nghị triển khai đề án.
Bên cạnh công tác triển khai, quán triệt; các cấp, các ngành, địa phương đơn vị phải xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Kế hoạch cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp và có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, phân kỳ và bố trí nguồn lực để thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của cộng tác viên dư luận xã hội; trong đó xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cộng tác viên, trách nhiệm của ban tuyên giáo các cấp; quy định chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần quan tâm lưu ý một số nội dung cụ thể sau:
Kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dư luận xã hội .
Xác định cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn là nhiệm vụ của ban tuyên giáo các cấp.
Hình thành lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện. Cấp tỉnh có cơ cấu tối đa không quá 35 người, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện và tương đương không quá 20 người. Chú trọng lựa chọn người có đạo đức, năng lực, nhạy bén và có uy tín trong quần chúng.
Hằng năm, định kỳ hoặc đột xuất, rà soát, củng cố lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội để hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kịp thời nắm dư luận thông qua mạng xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng, xử lý thông tin, hạn chế các ảnh hưởng lan truyền tiêu cực.
Chú trọng tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội.
Tổ chức giao ban công tác dư luận xã hội: cấp tỉnh giao ban hằng quý, vào tháng cuối quý; cấp huyện tùy theo điều kiện thực tế có thể tổ chức giao ban công tác dư luận xã hội theo tháng, quý, hoặc kết hợp với hội nghị giao ban Ban chỉ đạo 35.
Gắn chặt công tác dư luận xã hội với hoạt động Ban chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương; gắn hoạt động của lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội với các lực lượng của Ban chỉ đạo 35 (thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký, cộng tác viên, bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo...); đồng thời gắn với việc triển khai thực hiện Quyết định 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với các cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, trong đó cần quan tâm một số hình thức thông tin báo cáo như: 1) Báo cáo, thông tin nhanh, đột xuất tình hình dư luận; 2) báo cáo kết quả xác minh, giải quyết các vấn đề dư luận xã hội đặt ra; 3) báo cáo định kỳ công tác dư luận (tuần, tháng, quý, năm) theo quy định.
Đưa việc triển khai thực hiện Đề án, là một trong những nội dung của chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp uỷ. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện.
Các cơ quan báo chí tăng cường các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục, tạo sự lan toả các thông tin tích cực của báo chí nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và định hướng dư luận xã hội.
Định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể làm tốt, phê bình kiểm điểm những nơi chưa làm tốt. Khai thác hiệu quả công tác nắm bắt định hướng dư luận xã hội, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý của địa phương.
Những năm qua, thực hiện Đề án 01-ĐA/TU, ngày 30/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang trong tình hình mới" công tác dư luận xã hội ngày càng phát huy hiệu quả thực chất, từng bước kịp thời định hướng dư luận, giải quyết tốt các vướng mắc, bức xúc trong xã hội, đặc biệt là thiết lập và duy trì cơ chế phản hồi những vấn đề dư luận xã hội phản ánh, giúp các địa phương, đơn vị kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém; giữ vững ổn định về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình trong nước, quốc tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đặt ra nhiều thách thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý xã hội nói chung, công tác dư luận xã hội nói riêng. Một số nội dung trong Đề án số 01-ĐA/TU không còn phù hợp với tình hình mới.
Trước thực trạng đó, ngày 12/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, về "Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020 - 2025" (sau đây gọi tắt Đề án 07-ĐA/TU).
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp, các ngành xem công tác dư luận xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác chính trị tư tưởng của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền trước yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung triển khai quán triệt sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Đề án 07-ĐA/TU.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Nưng phát biểu kết luận tại hội nghị triển khai đề án.
Bên cạnh công tác triển khai, quán triệt; các cấp, các ngành, địa phương đơn vị phải xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Kế hoạch cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp và có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, phân kỳ và bố trí nguồn lực để thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của cộng tác viên dư luận xã hội; trong đó xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cộng tác viên, trách nhiệm của ban tuyên giáo các cấp; quy định chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần quan tâm lưu ý một số nội dung cụ thể sau:
Kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dư luận xã hội .
Xác định cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn là nhiệm vụ của ban tuyên giáo các cấp.
Hình thành lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện. Cấp tỉnh có cơ cấu tối đa không quá 35 người, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện và tương đương không quá 20 người. Chú trọng lựa chọn người có đạo đức, năng lực, nhạy bén và có uy tín trong quần chúng.
Hằng năm, định kỳ hoặc đột xuất, rà soát, củng cố lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội để hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kịp thời nắm dư luận thông qua mạng xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng, xử lý thông tin, hạn chế các ảnh hưởng lan truyền tiêu cực.
Chú trọng tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội.
Tổ chức giao ban công tác dư luận xã hội: cấp tỉnh giao ban hằng quý, vào tháng cuối quý; cấp huyện tùy theo điều kiện thực tế có thể tổ chức giao ban công tác dư luận xã hội theo tháng, quý, hoặc kết hợp với hội nghị giao ban Ban chỉ đạo 35.
Gắn chặt công tác dư luận xã hội với hoạt động Ban chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương; gắn hoạt động của lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội với các lực lượng của Ban chỉ đạo 35 (thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký, cộng tác viên, bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo...); đồng thời gắn với việc triển khai thực hiện Quyết định 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với các cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, trong đó cần quan tâm một số hình thức thông tin báo cáo như: 1) Báo cáo, thông tin nhanh, đột xuất tình hình dư luận; 2) báo cáo kết quả xác minh, giải quyết các vấn đề dư luận xã hội đặt ra; 3) báo cáo định kỳ công tác dư luận (tuần, tháng, quý, năm) theo quy định.
Đưa việc triển khai thực hiện Đề án, là một trong những nội dung của chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp uỷ. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện.
Các cơ quan báo chí tăng cường các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục, tạo sự lan toả các thông tin tích cực của báo chí nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và định hướng dư luận xã hội.
Định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể làm tốt, phê bình kiểm điểm những nơi chưa làm tốt. Khai thác hiệu quả công tác nắm bắt định hướng dư luận xã hội, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý của địa phương.
VĂN AN