Đại hội XIII của Đảng
Chuẩn bị tốt nhân sự tham gia cấp ủy các cấp
- Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 5 2015 17:28
- Lượt xem: 3753
(TGAG)- Trong nhiệm vụ xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công,... Không có cán bộ tốt thì hỏng việc”.
Để xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là “gốc”, là nền tảng.
Hợp cùng đức và tài, người cán bộ còn phải có tác phong quần chúng, gắn bó với quần chúng, biết lắng nghe ý kiến, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ phải: “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng..., cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.
Công tác cán bộ hết sức quan trọng, từ đó đòi hỏi các cấp ủy phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Đây là công việc hệ trọng và rất khó. Đánh giá đúng cán bộ là xác định chính xác ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ kém, ai mạnh ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao... Trên cơ sở đó mà bố trí, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ. Muốn hiểu, đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn này phải luôn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan; không đơn thuần theo bằng cấp, học vị, tuổi tác; không hẹp hòi, định kiến cá nhân.
Về phương pháp đánh giá, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặt cán bộ trong phạm vi công tác và môi trường mà người cán bộ hoạt động. Kết hợp theo dõi thường xuyên với đánh giá định kỳ. Phải kết hợp nhiều nguồn thông tin để phân tích, chọn lọc một cách khách quan. Nhận xét, đánh giá công khai; đánh giá để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm.
Trên cơ sở đánh giá đúng, Bác Hồ còn yêu cầu phải “khéo dùng cán bộ”. Điều này thể hiện ở chỗ xếp người đúng việc, vì việc mà xếp người. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn. Người dạy, trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, có cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh... Còn cán bộ trẻ tuy chưa có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh.
Khéo dùng cán bộ là còn phải “có gan cất nhắc cán bộ”. Có gan tức là phải mạnh dạn. Sở dĩ Người nói như vậy vì chúng ta thường hay “rụt rè” hoặc “quá khắt khe” trong việc đề bạt cán bộ. Có gan cất nhắc là không sợ người được cất nhắc sẽ vượt hơn mình. Có gan không có nghĩa là làm nóng vội, làm ẩu, làm liều, càng không vì danh lợi của mình mà cất nhắc cán bộ. Người yêu cầu: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà lại gây lên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”.
Trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, gần đây, Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) đã chỉ ra những khuyết điểm yếu kém của công tác cán bộ, cụ thể như: “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc”, “Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém”.
Từ đó, trong công tác chuẩn bị nhân sự cho cấp ủy tại Đại hội các cấp lần này nhất thiết phải lựa chọn cho được những đồng chí có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu.
Một lần nửa, chúng ta khắc ghi chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo”. Vì đây là công việc có quan hệ đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc và tiền đồ phát triển của đất nước.
Để xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là “gốc”, là nền tảng.
Hợp cùng đức và tài, người cán bộ còn phải có tác phong quần chúng, gắn bó với quần chúng, biết lắng nghe ý kiến, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ phải: “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng..., cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.
Công tác cán bộ hết sức quan trọng, từ đó đòi hỏi các cấp ủy phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Đây là công việc hệ trọng và rất khó. Đánh giá đúng cán bộ là xác định chính xác ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ kém, ai mạnh ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao... Trên cơ sở đó mà bố trí, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ. Muốn hiểu, đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn này phải luôn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan; không đơn thuần theo bằng cấp, học vị, tuổi tác; không hẹp hòi, định kiến cá nhân.
Về phương pháp đánh giá, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặt cán bộ trong phạm vi công tác và môi trường mà người cán bộ hoạt động. Kết hợp theo dõi thường xuyên với đánh giá định kỳ. Phải kết hợp nhiều nguồn thông tin để phân tích, chọn lọc một cách khách quan. Nhận xét, đánh giá công khai; đánh giá để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm.
Trên cơ sở đánh giá đúng, Bác Hồ còn yêu cầu phải “khéo dùng cán bộ”. Điều này thể hiện ở chỗ xếp người đúng việc, vì việc mà xếp người. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn. Người dạy, trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, có cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh... Còn cán bộ trẻ tuy chưa có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh.
Khéo dùng cán bộ là còn phải “có gan cất nhắc cán bộ”. Có gan tức là phải mạnh dạn. Sở dĩ Người nói như vậy vì chúng ta thường hay “rụt rè” hoặc “quá khắt khe” trong việc đề bạt cán bộ. Có gan cất nhắc là không sợ người được cất nhắc sẽ vượt hơn mình. Có gan không có nghĩa là làm nóng vội, làm ẩu, làm liều, càng không vì danh lợi của mình mà cất nhắc cán bộ. Người yêu cầu: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà lại gây lên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”.
Trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, gần đây, Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) đã chỉ ra những khuyết điểm yếu kém của công tác cán bộ, cụ thể như: “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc”, “Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém”.
Từ đó, trong công tác chuẩn bị nhân sự cho cấp ủy tại Đại hội các cấp lần này nhất thiết phải lựa chọn cho được những đồng chí có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu.
Một lần nửa, chúng ta khắc ghi chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo”. Vì đây là công việc có quan hệ đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc và tiền đồ phát triển của đất nước.
SỰ THẬT