“Can thiệp nhân đạo” - nguy cơ xâm phạm chủ quyền quốc gia
- Được đăng: Thứ hai, 20 Tháng 11 2017 07:58
- Lượt xem: 3058
(TGAG)- Một số nước phương Tây áp đặt “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, lấy cớ “can thiệp nhân đạo” nhằm mục đích che đậy cho những mục tiêu khác, để tiến hành các hành động can thiệp bằng quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế... vào nhiều quốc gia mà không có sự chấp thuận của quốc gia đó.
Năm 2001, sau “sự kiện 11-9”, Mỹ phát động cuộc chiến tranh “toàn cầu chống khủng bố” nhằm vào Afghanistan, một quốc gia bị Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho là nơi chứa chấp những tên khủng bố đã gây ra sự kiện 11-9 để “thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình”, sứ mệnh đã và đang biến đất nước này thành những đống gạch vụn và những cư dân sống trong đói nghèo và bệnh tật.
Năm 2003, liên quân Mỹ - Anh phát động cuộc chiến tranh tại Iraq với lý do “nhà cầm quyền ở Iraq có liên quan tới mạng lưới khủng bố Al Qaeda và tàng trữ vũ khí hóa học”. Kết quả là ở Iraq không hề có vũ khí hóa học được sản xuất, tàng trữ như cáo buộc của người phát động chiến tranh và khiến cho 5 triệu trẻ em Iraq mồ côi, 1 triệu phụ nữ rơi vào cảnh góa bụa, 70% dân chúng thất nghiệp, 2 triệu người không có nhà ở, gần 1 triệu người bị thiệt mạng.
Năm 2008, cuộc chiến tại Nam Ossetia được sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO, quân đội Gruzia nhằm vào dân thường tại thủ phủ Tskhinvali và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, hậu quả là người dân thường Nga phải chịu tổn thất rất lớn về sinh mạng trong cuộc chiến này. Nguyên Tổng thống Nga D.Medvedev gọi hành động này là “diệt chủng”...
Có thể dễ dàng nhận thấy, các quốc gia mà Mỹ áp dụng “can thiệp nhân đạo” đều nằm trong khu vực có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự như: Iraq là tâm điểm của khu vực dầu mỏ Trung Đông; Afghanistan là bàn đạp để chi phối toàn bộ vùng Trung Á; Cộng hòa Serbia là trọng tâm trong vành đai “động đất địa – chính trị” kéo từ Balkan qua Kavkaz đến Pakistan, Ấn Độ; Gruzia là tâm điểm của khu vực biển Caspi... Đây là các khu vực đang nằm trong sự cạnh tranh và xung đột quyết liệt giữa Mỹ và đồng minh với các quốc gia từng là đối thủ trong thời kỳ chiến tranh lạnh và với các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Khoản 4, Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi rõ: “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên Hợp Quốc”. Tại khóa họp lần thứ 20 (năm 1965), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố về việc cấm một quốc gia hay một nhóm các quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì. Luật quốc tế về chống can thiệp đã quy định: “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”.
Như vậy, cái gọi là “can thiệp nhân đạo” không có cơ sở trong luật pháp quốc tế và việc áp dụng khái niệm này có nhiều nguy cơ xâm phạm chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các “tiêu chuẩn” và “giá trị” của họ đối với các nước nhỏ yếu hơn./.
Năm 2001, sau “sự kiện 11-9”, Mỹ phát động cuộc chiến tranh “toàn cầu chống khủng bố” nhằm vào Afghanistan, một quốc gia bị Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho là nơi chứa chấp những tên khủng bố đã gây ra sự kiện 11-9 để “thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình”, sứ mệnh đã và đang biến đất nước này thành những đống gạch vụn và những cư dân sống trong đói nghèo và bệnh tật.
Năm 2003, liên quân Mỹ - Anh phát động cuộc chiến tranh tại Iraq với lý do “nhà cầm quyền ở Iraq có liên quan tới mạng lưới khủng bố Al Qaeda và tàng trữ vũ khí hóa học”. Kết quả là ở Iraq không hề có vũ khí hóa học được sản xuất, tàng trữ như cáo buộc của người phát động chiến tranh và khiến cho 5 triệu trẻ em Iraq mồ côi, 1 triệu phụ nữ rơi vào cảnh góa bụa, 70% dân chúng thất nghiệp, 2 triệu người không có nhà ở, gần 1 triệu người bị thiệt mạng.
Năm 2008, cuộc chiến tại Nam Ossetia được sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO, quân đội Gruzia nhằm vào dân thường tại thủ phủ Tskhinvali và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, hậu quả là người dân thường Nga phải chịu tổn thất rất lớn về sinh mạng trong cuộc chiến này. Nguyên Tổng thống Nga D.Medvedev gọi hành động này là “diệt chủng”...
Có thể dễ dàng nhận thấy, các quốc gia mà Mỹ áp dụng “can thiệp nhân đạo” đều nằm trong khu vực có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự như: Iraq là tâm điểm của khu vực dầu mỏ Trung Đông; Afghanistan là bàn đạp để chi phối toàn bộ vùng Trung Á; Cộng hòa Serbia là trọng tâm trong vành đai “động đất địa – chính trị” kéo từ Balkan qua Kavkaz đến Pakistan, Ấn Độ; Gruzia là tâm điểm của khu vực biển Caspi... Đây là các khu vực đang nằm trong sự cạnh tranh và xung đột quyết liệt giữa Mỹ và đồng minh với các quốc gia từng là đối thủ trong thời kỳ chiến tranh lạnh và với các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Khoản 4, Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi rõ: “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không phù hợp với mục đích của Liên Hợp Quốc”. Tại khóa họp lần thứ 20 (năm 1965), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố về việc cấm một quốc gia hay một nhóm các quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì. Luật quốc tế về chống can thiệp đã quy định: “Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”.
Như vậy, cái gọi là “can thiệp nhân đạo” không có cơ sở trong luật pháp quốc tế và việc áp dụng khái niệm này có nhiều nguy cơ xâm phạm chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho các nước lớn áp đặt các “tiêu chuẩn” và “giá trị” của họ đối với các nước nhỏ yếu hơn./.
Sự thật