Truy cập hiện tại

Đang có 148 khách và không thành viên đang online

Tăng cường nhận diện, đấu tranh chống quan điểm sai trái

(TGAG)- Hiện nay mạng xã hội cùng với công nghệ truyền thông hiện đại đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận. Xã hội càng dân chủ, các quyền lợi chính đáng của các bộ phận dân cư khác nhau càng được báo chí - truyền thông phản ánh một cách sâu sát và cởi mở. Tình hình đó đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, trong đó cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch càng trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu.

Nếu hệ thống lại các loại quan điểm sai trái, thù địch, chúng ta có thể nhận dạng như sau:

Thứ nhất, đó là những quan điểm sai trái do các thế lực thù địch tác động tuyên truyền, loại quan điểm này thường tập trung ráo riết truyền bá tư tưởng đa nguyên, công khai ca ngợi con đường tư bản chủ nghĩa; phê phán, đả kích chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi phi chính trị hoá quân đội, công an, chống phá về vấn đề nhân quyền…

Thứ hai là những quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hoá, cơ hội chính trị, bất mãn gây ra, họ là những người đang sống, làm việc và thụ hưởng thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng bí mật cộng tác với những phần tử phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Nhóm này luôn tìm cách bịa đặt, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước, phát tán tài liệu, chuyện giật gân, đề cao người này, hạ thấp người kia, hòng gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ Đảng và nhân dân; họ thường tập trung viết bài gây ảnh hưởng xấu xung quanh các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng ta như các kỳ Đại hội, Bầu cử hoặc khi ta bắt giữ các đối tượng có hoạt động gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia…

Thứ ba là những quan điểm sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém. Những người này thường có tư tưởng hẹp hòi, tâm lý nghi kỵ dẫn đến nhận thức sai lệch, rồi nảy sinh quan điểm sai trái. Thực tế đã có nhiều vụ gây rối trật tự, đập phá cơ sở vật chất, chống lại và hành hung người thi hành công vụ ở một số nơi, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn. Có nơi đã tổ chức biểu tình, phản ứng tập thể, khiếu kiện, đình công, do bất bình trước việc làm sai trái của một tổ chức hoặc cá nhân, gây mất an ninh trật tự công cộng. Một số cán bộ, đảng viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí có người còn đòi xoá bỏ nguyên tắc này…

Đấu tranh chống các quan điểm sai trái là một nhiệm vụ tất yếu chúng ta phải làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các dạng quan điểm sai trái để có đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh chống quan điểm sai trái chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội.

Hơn 87 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái là trực tiếp phục vụ cho việc lãnh đạo thực hiện những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng. Nhiệm vụ này cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức, tình cảm, tư tưởng của nhân dân.

Đấu tranh chống quan điểm sai trái cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn./.

Sự thật


Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40604844