Một số tác động của cuộc xung đột giữa Israel - Hamas đối với Việt Nam
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 12 2023 15:38
- Lượt xem: 766
(TUAG)- Xung đột giữa Israel - Hamas không có tác động trực tiếp nhiều đến Việt Nam. Tuy nhiên, có một số tác động gián tiếp có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.
Về chính trị - đối ngoại, xung đột leo thang tạo ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong xử lý quan hệ với Israel và Palestine trong bối cảnh cả hai bên đều gia tăng tiếp xúc, vận động Việt Nam thể hiện lập trường theo hướng thuận lợi. Các hoạt động trao đổi đoàn kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Isarel và một số nước Hồi giáo bị ảnh hưởng. Trong quan hệ đối ngoại, cần phải xử lý đảm bảo hài hòa, cân bằng với cả Israel và Palestine và các nước Ả-rập, không để ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, và đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Trung Đông nói chung và Israel nói riêng.
Về quốc phòng - an ninh, các thế lực thù địch lợi dụng cuộc xung đột, những vấn đề về sắc tộc, tôn giáo và đời sống, dân trí của đồng bào ta ở các vùng khó khăn; mượn cớ dân chủ, nhân quyền và một số yếu kém trong quản lý nhà nước tại cơ sở để tuyên truyền chống phá, xuyên tạc lập trường, quan điểm của ta; khai thác, kích động, thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; cổ súy cho các phần tử cực đoan, tạo “điểm nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận, thúc đẩy các vấn đề có tính lịch sử nhằm kích động đồng bào dân tộc đòi ly khai, tự trị ở các địa bàn chiến lược gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị - xã hội.
Ngoài ra tại Việt Nam, cộng đồng người Hồi giáo phần lớn là những người đã định cư, gắn bó lâu đời tại Việt Nam, nhóm nhỏ tín đồ Hồi giáo có yếu tố nước ngoài là các cộng đồng Hồi giáo gốc Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Indonesia…, cộng đồng tín đồ Hồi giáo nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Cộng đồng này có quan hệ huyết thống, dòng tộc ở chính quốc nên có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Hồi giáo ở nước ngoài. Cùng với tính quốc tế ngày càng được gia tăng của cộng đồng người Hồi giáo tại Việt Nam, sẽ đòi hỏi nhiều hơn nỗ lực kiểm soát, ngăn ngừa các hoạt động kích động, biểu tình cực đoan, chống phá, thậm chí là tấn công vào cộng đồng người Israel tại Việt Nam.
Các hoạt động cộng đồng được chủ trì bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị Israel và Palestine tại Việt Nam liên quan đến cuộc xung đột đặt ra thách thức trong công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội, nhất là khi phải ứng xử với người nước ngoài, trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo (Đại sứ quán Israel, Đại sứ quán Palestine tích cực đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam cho phép tổ chức các hoạt động cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Đại sứ Israel đề nghị Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức cầu nguyện , cầu cho hòa bình ở Israel và khu vực Trung Đông. Buổi lễ có sự tham dự của các nhân viên Đại sứ quán Israel, Mỹ và một số nước châu Âu. Trong khi đó Đại sứ Palestine cũng mở trang facebook kêu gọi mọi người đến tưởng niệm tại Nhà riêng Đại sứ, cầu nguyện cho người dân Palestine bị thiệt mạng trong cuộc xung đột, tạo ra sự kiện mang tên “Ngày đoàn kết”).
Về kinh tế, nước ta chịu nhiều tác động gián tiếp từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát, giá dầu tăng, bất ổn kinh tế tại Isarel và phản ứng chính sách của các bên liên quan. Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định thương mại tự do vào tháng 7/2023, do đó cuộc xung đột trước mắt sẽ hạn chế quá trình triển khai hiệp định và ảnh hưởng đến thương mại song phương hai nước. Tuy nhiên do hoạt động thương mại song phương còn hạn chế (Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 175,8 triệu USD từ Israel, chiếm dưới 0,01% tổng nhập khẩu; xuất khẩu sang Israel 780,4 triệu USD, chiếm 0,2% tổng giá trị xuất khẩu) nên mức độ ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không đáng kể.
Về dài hạn, nếu cuộc xung đột không lắng xuống và lan rộng thì có thể kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn do liên quan đến thị trường Trung Đông, nhất là các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh - GCC (Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC đạt 12,5 tỷ USD năm 2021) và tác động gián tiếp đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ và EU do ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế, tiêu dùng toàn cầu. Giá dầu tăng đẩy chi phí vận tải và sản xuất lên cao, gây ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lạm phát khi có thể khiến giá cả một số mặt hàng tăng lên. Ngoài ra, các lĩnh vực như vận tải, du lịch, lao động cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nếu cuộc xung đột kéo dài.
Cuộc xung đột Isarel - Hamas đặt ra một số vấn đề về tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên. Hiện nay, cuộc xung đột là chủ đề nóng, được truyền thông trong và ngoài nước quan tâm đưa tin, phản ánh quan điểm, góc nhìn, đồng thời phục vụ cho các mục tiêu, ý đồ của các bên. Trong bối cảnh đó, đã manh nha sự phân hóa về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó bao gồm các nguyên nhân do thiếu thông tin chính thống, không hiểu rõ bản chất vấn đề, bản lĩnh chính trị không vững vàng…
Về chính trị - đối ngoại, xung đột leo thang tạo ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong xử lý quan hệ với Israel và Palestine trong bối cảnh cả hai bên đều gia tăng tiếp xúc, vận động Việt Nam thể hiện lập trường theo hướng thuận lợi. Các hoạt động trao đổi đoàn kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Isarel và một số nước Hồi giáo bị ảnh hưởng. Trong quan hệ đối ngoại, cần phải xử lý đảm bảo hài hòa, cân bằng với cả Israel và Palestine và các nước Ả-rập, không để ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, và đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Trung Đông nói chung và Israel nói riêng.
Về quốc phòng - an ninh, các thế lực thù địch lợi dụng cuộc xung đột, những vấn đề về sắc tộc, tôn giáo và đời sống, dân trí của đồng bào ta ở các vùng khó khăn; mượn cớ dân chủ, nhân quyền và một số yếu kém trong quản lý nhà nước tại cơ sở để tuyên truyền chống phá, xuyên tạc lập trường, quan điểm của ta; khai thác, kích động, thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; cổ súy cho các phần tử cực đoan, tạo “điểm nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận, thúc đẩy các vấn đề có tính lịch sử nhằm kích động đồng bào dân tộc đòi ly khai, tự trị ở các địa bàn chiến lược gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị - xã hội.
Ngoài ra tại Việt Nam, cộng đồng người Hồi giáo phần lớn là những người đã định cư, gắn bó lâu đời tại Việt Nam, nhóm nhỏ tín đồ Hồi giáo có yếu tố nước ngoài là các cộng đồng Hồi giáo gốc Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Indonesia…, cộng đồng tín đồ Hồi giáo nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Cộng đồng này có quan hệ huyết thống, dòng tộc ở chính quốc nên có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Hồi giáo ở nước ngoài. Cùng với tính quốc tế ngày càng được gia tăng của cộng đồng người Hồi giáo tại Việt Nam, sẽ đòi hỏi nhiều hơn nỗ lực kiểm soát, ngăn ngừa các hoạt động kích động, biểu tình cực đoan, chống phá, thậm chí là tấn công vào cộng đồng người Israel tại Việt Nam.
Các hoạt động cộng đồng được chủ trì bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị Israel và Palestine tại Việt Nam liên quan đến cuộc xung đột đặt ra thách thức trong công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội, nhất là khi phải ứng xử với người nước ngoài, trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo (Đại sứ quán Israel, Đại sứ quán Palestine tích cực đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam cho phép tổ chức các hoạt động cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Đại sứ Israel đề nghị Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức cầu nguyện , cầu cho hòa bình ở Israel và khu vực Trung Đông. Buổi lễ có sự tham dự của các nhân viên Đại sứ quán Israel, Mỹ và một số nước châu Âu. Trong khi đó Đại sứ Palestine cũng mở trang facebook kêu gọi mọi người đến tưởng niệm tại Nhà riêng Đại sứ, cầu nguyện cho người dân Palestine bị thiệt mạng trong cuộc xung đột, tạo ra sự kiện mang tên “Ngày đoàn kết”).
Về kinh tế, nước ta chịu nhiều tác động gián tiếp từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát, giá dầu tăng, bất ổn kinh tế tại Isarel và phản ứng chính sách của các bên liên quan. Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định thương mại tự do vào tháng 7/2023, do đó cuộc xung đột trước mắt sẽ hạn chế quá trình triển khai hiệp định và ảnh hưởng đến thương mại song phương hai nước. Tuy nhiên do hoạt động thương mại song phương còn hạn chế (Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 175,8 triệu USD từ Israel, chiếm dưới 0,01% tổng nhập khẩu; xuất khẩu sang Israel 780,4 triệu USD, chiếm 0,2% tổng giá trị xuất khẩu) nên mức độ ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không đáng kể.
Về dài hạn, nếu cuộc xung đột không lắng xuống và lan rộng thì có thể kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn do liên quan đến thị trường Trung Đông, nhất là các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh - GCC (Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC đạt 12,5 tỷ USD năm 2021) và tác động gián tiếp đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ và EU do ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế, tiêu dùng toàn cầu. Giá dầu tăng đẩy chi phí vận tải và sản xuất lên cao, gây ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lạm phát khi có thể khiến giá cả một số mặt hàng tăng lên. Ngoài ra, các lĩnh vực như vận tải, du lịch, lao động cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nếu cuộc xung đột kéo dài.
Cuộc xung đột Isarel - Hamas đặt ra một số vấn đề về tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên. Hiện nay, cuộc xung đột là chủ đề nóng, được truyền thông trong và ngoài nước quan tâm đưa tin, phản ánh quan điểm, góc nhìn, đồng thời phục vụ cho các mục tiêu, ý đồ của các bên. Trong bối cảnh đó, đã manh nha sự phân hóa về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó bao gồm các nguyên nhân do thiếu thông tin chính thống, không hiểu rõ bản chất vấn đề, bản lĩnh chính trị không vững vàng…
H.B