Truy cập hiện tại

Đang có 95 khách và không thành viên đang online

Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch

Tác giả Lâm Long Hồ đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku Việt - Nhật lần thứ 7

(TGAG)- Tác giả Lâm Long Hồ, biên tập viên Tạp chí Thất Sơn, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang vừa đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tác thơ Haiku Việt - Nhật lần thứ 7, do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.


Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản cùng đại biểu chụp hình lưu niệm với tác giả đạt giải Nhất

Lễ công bố và trao giải diễn ra vào ngày 10/12 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, có sự tham dự của ông Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM; đại diện Hội hữu nghị Việt – Nhật, Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hội Nhà văn TP.HCM, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang, các tác giả đoạt giả, và người yêu thơ Haiku.

Cứ đều đặn cứ 02 năm 01 lần cuộc thi sáng tác thơ Haiku được tổ chức nhằm phổ biến thể thơ độc đáo của Nhật Bản, giao lưu gắn kết những tâm hồn thơ Việt Nam đồng điệu với thể thơ Haiku.

Cuộc thi sáng tác thơ Haiku Việt – Nhật lần thứ 7 có 663 bài dự thi của các tác giả trên mọi miền đất nước, Ban tổ chức đã chọn 40 bài vào chung khảo, trao 01 Giải Nhất, 03 Giải Nhì và 08 Giải Khuyến khích.


Tác giả Lâm Long Hồ - tỉnh An Giang

Bài thơ Haiku Việt đoạt giải Nhất của tác giả Lâm Long Hồ phản ánh một thực trạng trong đời sống hiện đại của giới trẻ:

“Cà phê ngày Tình nhân
Hai màn hình điện thoại
Chiếu sáng hai mặt người”

PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng ban giám khảo cuộc thi, đã bình: “Bài thơ Haiku của Lâm Long Hồ vẽ nên một khung cảnh tưởng chẳng có gì để nói: một đôi bạn trẻ yêu nhau ngồi với nhau trong ngày Valentine. Ngày xưa Thánh Valentine đã phải chịu hình phạt thảm khốc của vị hoàng đế độc tài để bảo vệ tình yêu của bao đôi lứa. Vì thế mà người ta mới lấy ngày 14-2, ngày ông bị tử hình để tôn vinh ông, cũng là tôn vinh tình yêu bất diệt của con người. Thế nhưng 2000 năm sau cái chết ấy, trong thời đại công nghệ, người ta vẫn đi với nhau vào ngày Thánh Valentine, nhưng dường như người ta không biết, không thiết giao tiếp với nhau nữa: mỗi người một điện thoại, sống ảo, sống trong thế giới của riêng mình. Hai người, hai điện thoại và hai gương mặt trong hai quầng sáng xanh mới cô đơn làm sao! Nghệ thuật hiện đại rung chuông cảnh tỉnh về môi trường sống hiện nay, về tính nhân văn đang đứng trước nguy cơ do chính con người tạo ra. Thơ Haiku cũng góp tiếng nói vào câu chuyện ấy”.

Khái Hưng
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37032659