Truy cập hiện tại

Đang có 128 khách và không thành viên đang online

Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch

Phát triển văn hóa gắn với xây dựng gia đình

(TGAG)- Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến là cột mốc quan trọng để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về những người thân yêu, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc.

Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay về. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục gia đình, theo Người: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách… Bác nhắc nhở trong gia đình các bậc cha mẹ phải gương mẫu trước con em, trẻ em hay bắt chước cho nên các thầy cô giáo, cha mẹ đều phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Theo Người là mỗi người nhắc nhở, dạy bảo nhau, các cụ phụ lão thi đua, đốc thúc con cháu tham gia mọi công việc, các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp đỡ người lớn, “vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo”.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thư ngày 31-10-1955, sau khi căn dặn thầy cô giáo, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng, Bác viết: “Tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường giáo dục và khuyến khích các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 28-6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, phát huy vai trò của gia đình và giáo dục gia đình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta, đặc biệt là Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Qua đó, đặt ra trách nhiệm các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo, tuyên truyền giáo dục toàn xã hội xây dựng gia đình văn hóa, hình thành chuẩn mực, nếp sống, lối sống lành mạnh, văn minh và đây là cơ hội để gia đình góp phần to lớn vào sự thành công chung của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. /.
 
Trần Thị Bé Năm
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37140062