Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Núi Sam được công nhận Khu du lịch quốc gia
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 7 2018 13:51
- Lượt xem: 3128
(TGAG)- Ngày 13-7, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy thay mặt Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký Quyết định số 2646/QĐ-BVHTTDL, công nhận Khu du lịch (KDL) quốc gia núi Sam (TP. Châu Đốc) là KDL cấp quốc gia. Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Cao Xuân Bá phấn khởi: "Đây là điều kiện và động lực để An Giang nói chung, TP. Châu Đốc nói riêng phát triển KDL quốc gia núi Sam, đưa Châu Đốc trở thành đô thị du lịch, năng động, văn minh, xanh, sạch, đẹp gắn với tăng trưởng xanh, để Châu Đốc xứng tầm là trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của tỉnh, khu vực ĐBSCL và cả nước".
Bộ VHTT&DL giao Sở VHTT&DL tỉnh báo cáo UBND tỉnh chủ trì, phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL công nhận KDL quốc gia núi Sam, để quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch đến với KDL quốc gia núi Sam.
Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh, Bộ VHTT&DL, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với những cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững theo định hướng Quy hoạch tổng thể KDL quốc gia núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 2098, ngày 27-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu đưa KDL núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc vào năm 2030. Mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của KDL quốc gia; đến năm 2030, KDL quốc gia núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng ĐBSCL và cả nước, cùng với TP. Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng ĐBSCL và cả nước. KDL quốc gia phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú; phấn đấu đến năm 2030 danh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp.
Theo quy hoạch, KDL quốc gia tập trung phát triển 8 phân khu chức năng chính gồm: Phân khu đô thị cũ để bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống Châu Đốc; phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ, du lịch; phân khu công viên văn hóa du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch; phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch; phân khu cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch; phân khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; phân khu nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp sạch (Eco-Farm); phân khu du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội núi Sam. KDL quốc gia tập trung khai thác thị trường khách du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội; từng bước mở rộng thị trường khách vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng; chú trọng khai thác có hiệu quả khách du lịch nội vùng ĐBSCL, khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên; thu hút khách quốc tế.
Núi Sam là điểm DL nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng ĐBSCL. Không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Không chỉ hấp dẫn bởi địa hình núi giữa vùng đồng bằng, núi Sam đặc biệt nổi tiếng với quần thể các di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi chùa Hang) đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” là lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001 và được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2015. Hàng năm thu hút lượng khách thuộc tốp lớn nhất nước để tham gia các nghi lễ chính: Tắm Bà, Thỉnh sắc, Túc yết, Chánh tế, lễ Hồi sắc và các trò trò dân gian như: Hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ, leo núi, thả diều, thả đèn hoa đăng...
Bộ VHTT&DL giao Sở VHTT&DL tỉnh báo cáo UBND tỉnh chủ trì, phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL công nhận KDL quốc gia núi Sam, để quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch đến với KDL quốc gia núi Sam.
Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh, Bộ VHTT&DL, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với những cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững theo định hướng Quy hoạch tổng thể KDL quốc gia núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 2098, ngày 27-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu đưa KDL núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc vào năm 2030. Mục tiêu phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của KDL quốc gia; đến năm 2030, KDL quốc gia núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng ĐBSCL và cả nước, cùng với TP. Châu Đốc và các điểm du lịch lân cận trở thành một điểm đến quan trọng của vùng ĐBSCL và cả nước. KDL quốc gia phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 800 ngàn lượt khách lưu trú. Đến năm 2030 đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt khách lưu trú; phấn đấu đến năm 2030 danh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 9.000 lao động trực tiếp.
Theo quy hoạch, KDL quốc gia tập trung phát triển 8 phân khu chức năng chính gồm: Phân khu đô thị cũ để bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống Châu Đốc; phân khu công trình công cộng, nhà ở kết hợp dịch vụ, du lịch; phân khu công viên văn hóa du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch; phân khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ phục vụ khách du lịch; phân khu cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch; phân khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; phân khu nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp sạch (Eco-Farm); phân khu du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội núi Sam. KDL quốc gia tập trung khai thác thị trường khách du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội; từng bước mở rộng thị trường khách vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng; chú trọng khai thác có hiệu quả khách du lịch nội vùng ĐBSCL, khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên; thu hút khách quốc tế.
Núi Sam là điểm DL nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng ĐBSCL. Không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Không chỉ hấp dẫn bởi địa hình núi giữa vùng đồng bằng, núi Sam đặc biệt nổi tiếng với quần thể các di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi chùa Hang) đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” là lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001 và được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2015. Hàng năm thu hút lượng khách thuộc tốp lớn nhất nước để tham gia các nghi lễ chính: Tắm Bà, Thỉnh sắc, Túc yết, Chánh tế, lễ Hồi sắc và các trò trò dân gian như: Hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ, leo núi, thả diều, thả đèn hoa đăng...
HẠNH CHÂU