(TGAG)- Với tâm huyết lưu giữ những vật dụng gắn bó lịch sử văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer đã và đang mất dần theo nhịp sống phát triển, Hòa thượng Chau Sơn Hy, sãi cả chùa Sà Lôn dưới chân núi Họa Long Sơn ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã sưu tập, lưu giữ hàng trăm hiện vật. Đây là các nông cụ được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Khmer.
(TGAG)- Thoại Sơn là một vùng đất linh thiêng, huyền bí nên có khá nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử địa phương, được tiếp xúc với nhiều nhân chứng và nguồn tài liệu, tôi xin ghi lại một câu chuyện truyền thuyết về núi Sập và núi Ba Thê như sau:
(TGAG)- Có một làng nghề truyền thống gắn bó rất lâu đồng bào Chăm, đó là nghề dệt thổ cẩm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, những năm hưng thịnh có hơn 200 hộ tham gia. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn lại 03 hộ yêu thích nghề dệt thủ công của ông cha để lại, để bảo tồn nét văn hóa riêng của cộng đồng, phần lớn mặt hàng họ sản xuất ra chủ yếu bán cho khách du lịch đến tham quan tại cơ sở, hay đem bán một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… làm quà lưu niệm.
(TGAG)- Xưa, nghề làm lu khạp đã có một thời hưng thịnh khắp các địa phương trong cả nước. Bởi vì đây là dụng cụ chính để nhà nhà chức nước mưa, nước sông dùng trong sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên hiện nay do người dân sử dụng nước máy và có nhiều dụng cụ khác để trữ nước nên nghề này đã mai một dần, khó tìm được thị trường tiêu thụ. Nên hầu như người dân theo
(TGAG)- Trong cuộc sống hiện nay, hàng hóa phục vụ con người là vô cùng phong phú, đủ mọi chất liệu từ kim loại, nhựa, cao su, gỗ... và có nhiều ý kiến cho rằng sự mai một của các nghề thủ công là do tính chất quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, những sản phẩm công nghiệp chiếm lĩnh thị trường, lấn áp những sản phẩm thủ công. Nhưng trong xu thế hiện nay,
(TGAG)- Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 5 km, cao 237 m, có chu vi 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn hóa với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu... chính là nơi diễn ra Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam hàng năm.
(TGAG)- Trong quyển Thất Sơn mầu nhiệm (Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1955) có nêu: “Năm non là năm cái vồ cao trên núi Cấm. Đó là vồ Hồ Hong (716 mét) có điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế; vồ Thiên Tuế (514 mét) có dấu vết vua Gia Long; vồ Đầu (584 mét), vồ Bà (579 mét), vồ Ông Bướm (480 mét)”. Nhiều người cho rằng, đây là điểm hội tụ những tốt đẹp nhất, linh thiêng nhất, khí hậu mát mẻ nhất, phù hợp phát triển du lịch, nhất là du lịch tâm linh, nghĩ dưỡng…
(TGAG)- Đã tồn tại hơn trăm năm, vừa mang những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, làng nghề đan đát tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân Cồn Phước, hiện đang đứng trước những thách thức trong thời buổi kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh của nhiều chủng loại đến từ các sản phẩm bằng nhựa, inox.
(TGAG)- Nhắc tới Làng trò Trà Thôn người ta còn gọi làng nghề này bằng một cái tên thật nổi là “Thương cảng tro” để nói về thời kỳ huy hoàng của nó. Làng tro nép mình bên lòng sông Ông Chưởng xã Long Điền B, đoạn từ ấp Long Quới 1 đến Long Quới 2, dưới bến sông có hàng trăm chiếc ghe neo đậu san sát nhau, người mua kẻ bán nhộn nhịp một thứ mặt hàng duy nhất, tro!
(TGAG)- Nghề vẽ tranh kiếng xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1950 và phát triển mạnh ở các xã Long Điền (trước đây), Long Kiến, Long Giang… Trong những năm gần đây, nghề tiểu thủ công nghiệp độc đáo này được các cấp chính quyền tạo điều kiện phát huy, trong đó có Long Điền B.
(TGAG)- Núi Tà Pạ (thường gọi là Đồi Tà Pạ) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” huyền bí. Đồi Tà Pạ tuy nằm cách trung tâm thị trấn Tri Tôn gần một cây số nhưng cũng như các ngọn núi khác, đều mang vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ.
Người Chăm ở An Giang đa số đều theo đạo Hồi. Họ tuân thủ nghiêm ngặt những giáo điều trong luật đạo, rõ nét nhất là tục cưới hỏi. Song song đó, những đám cưới của người Chăm cũng cho thấy phong tục độc đáo, tạo nên dấu ấn văn hóa riêng.
(TGAG)- Hằng năm, mỗi khi nước lũ tràn về, cùng với niềm vui đón Tết Đôn-ta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lại háo hức chờ đợi lễ hội đua bò - một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi.
“Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” do UBND xã Vĩnh Phước (An Giang) tổ chức hàng năm không chỉ giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm (lúa-gạo mùa nổi) mà còn mở ra cơ hội cho nông dân làm du lịch Marketing theo cách nông dân