Truy cập hiện tại

Đang có 163 khách và không thành viên đang online

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong xây dựng nông thôn mới

(TUAG)- Xác định việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát triển toàn diện chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo hướng hiện đại, gắn với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn tiến tới mục tiêu nông thôn văn minh.



Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên phát động theo chủ trương của tỉnh từng bước được nâng chất và phát triển toàn diện, góp phần tạo động lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Xác định việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát triển toàn diện chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo hướng hiện đại, gắn với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn tiến tới mục tiêu nông thôn văn minh. Qua đó, đã khơi dậy sức dân làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, các chuẩn mực văn hóa dần dần đi vào đời sống người dân, từng gia đình và cộng đồng nông thôn. Nếp sống văn minh, văn hóa ngày một định hình đã trở thành liều thuốc kháng sinh khá hữu hiệu trước các tệ nạn xã hội mới du nhập của văn hóa thời mở cửa ở vùng nông thôn. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và không ngừng phát triển, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Trong công tác giám sát, từ năm 2017 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn, giám sát thực hiện việc lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới tại 40 xã chuẩn bị đạt chuẩn nông thôn mới. Qua việc lấy ý kiến đa số người dân đều hài lòng và thống nhất đối với kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã được tổ chức lấy ý kiến (100% số xã, huyện được lấy ý kiến đều đạt theo yêu cầu). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 61/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), 3/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới).

Về công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự thường xuyên được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức thành viên quan tâm, chú trọng: Tổ chức được 11.846 cuộc “Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”, tuyên truyền về tình hình an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, ma túy… với hơn 857.077 lượt người tham dự. Qua đó, kịp thời phát hiện các vấn đề trật tự an toàn xã hội ở địa bàn, nâng cao nhận thức người dân về phòng ngừa và tố giác tội phạm, đề cao cảnh giác bọn cướp giật, trộm cắp và các loại tội phạm khác trên địa bàn dân cư, xây dựng khu dân cư, ấp tự quản không có tệ nạn xã hội góp phần cùng các ngành chức năng đẩy lùi tệ nạn trong xã hội.

Thông qua việc xây dựng nông thôn mới, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân ngày một gắn bó, số lượng hội viên tham gia vào các hoạt động ngày càng tăng. Hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở khóm, ấp luôn gắn kết với người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của Nhân dân. Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trên cơ sở thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Việc xây dựng các công trình có vận động, đóng góp của Nhân dân đều được đưa ra dân bàn và quyết định. Thực hiện công khai, minh bạch các khoản đóng góp của Nhân dân như: Xây dựng nghĩa trang nhân dân, quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa và các quỹ xã hội từ thiện khác,… Khuyến khích người dân tham gia thực hiện quyền giám sát cán bộ, đảng viên và đại biểu dân cử; đồng thời có ý kiến góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, cán bộ, công chức trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện cho mình.

Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp tổ chức tốt việc giám sát thực hiện những chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; tích cực cùng cấp ủy, chính quyền hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Từ năm 2016 đến nay, đối với Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã đã giám sát được 4.883 vụ, việc đối với những nội dung, phạm vi được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong đó giám sát 2.237 công trình phúc lợi do Nhân dân đóng góp.

Về thực hiện công tác an sinh xã hội thường xuyên được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp quan tâm và tranh thủ được nguồn lực của các tầng lớp nhân dân. Trong  05 năm qua (2016 - 2020), Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận tiền mặt và hiện vật (quy tiền) với tổng giá trị 948 tỷ đồng, qua đó, đã chi hỗ trợ cất mới 10.829 căn nhà Đại đoàn kết, sửa chữa 1.912 căn nhà cho hộ nghèo; thăm hỏi, tặng quà cho trên 01 triệu lượt hộ nghèo; trợ giúp khó khăn đột xuất, trợ giúp học sinh học tập, hỗ trợ khám bệnh, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 570.232 trường hợp và thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên 183 tỷ đồng... Ngoài ra, còn huy động ngày công lao động (ước tính qui tiền gần 143 tỷ đồng) để phục vụ thực hiện các công trình an sinh xã hội và công tác từ thiện xã hội.

Việc xây dựng hương ước, quy ước tại khu dân cư, hoạt động của các tổ hòa giải luôn được MTTQ cấp xã, phường phối hợp với các ngành liên quan quan tâm thực hiện. Tính đến nay toàn tỉnh hiện có 879/879 khóm, ấp đã xây dựng hương ước, quy ước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 740 khóm, ấp thành lập tổ hòa giải, hoạt động có hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện trong Nhân dân làm giảm phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư góp phần xây dựng tình làng nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 508.587 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,6% so tổng số hộ; có 867khóm/ấp văn hóa, đạt 98,41% so tổng số ấp; 72 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 60,5% so tổng số xã; 25 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt 67,56%; có 2.245 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó cấp tỉnh 164); 100% gia đình cán bộ, công chức… đăng ký và được công nhận đạt chuẩn gia đình văn hóa. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với ngành VHTTDL và BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng “Điểm sáng văn hóa biên giới” tại 05 huyện, thị xã, thành phố biên giới. Đến nay, có 42 khóm, ấp trở thành “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 Đồn Biên phòng.

Qua những kết quả đạt được, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh và các tổ chức thành viên ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong thực hiện xây dựng nông thôn mới góp phần lan tỏa các cuộc vận động, các phong trào thi đua do MTTQ phát động tại các địa phương, từng bước đi vào đời sống người dân, đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

 Văn Mãi
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36729914