Cơ đồ đất nước, vinh quang Tổ quốc đời đời thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Được đăng: Thứ ba, 29 Tháng 12 2020 14:43
- Lượt xem: 1292
(TUAG)- Bác Hồ khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt… Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.
Do có vị trí, vai trò rất quan trọng, vì thế các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc để xuyên tạc, chống phá. Gần đây chúng tiếp tục kích động: Đồng bào thiểu số bị đàn áp một cách tàn bạo, người dân tiếp tục bị tước đoạt quyền làm người… Y Hin Nie (là đối tượng phản động FULRO lưu vong dưới vỏ bọc Mục sư) xuyên tạc rằng, có trên 50 mục sư và trên 400 người theo đạo ở Việt Nam bị bắt giữ. Hậu quả là khoảng từ một đến hai ngàn trẻ em thiếu cha và khoảng 1.000 bà vợ có chồng mất tích. Học sinh người Thượng ra trường bị từ chối việc làm vì theo đạo Thiên Chúa. Bên cạnh đó, chúng đẩy mạnh xây dựng các tổ chức phản động như: “Mặt trận giải phóng Khơ Me Crôm”, “Mặt trận Chămpa”, “Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức”... Họ thường đề cao cái gọi là “quyền dân tộc tự quyết” thông qua thủ đoạn đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thực tế những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 71,4% tổng chi cho các nhiệm vụ này của cả nước. Nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được ưu tiên bố trí thực hiện cho địa bàn dân tộc, miền núi, chiếm 70% tổng vốn Chương trình qua các giai đoạn. Đến nay, 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thuỷ lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn, 100% đồng bào dân tộc thiểu số có BHYT miễn phí. Bên cạnh đó, các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho con cháu mà còn là một tài nguyên mới cho sự phát triển, nhất là du lịch…
Gần đây, Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh; ngay khi đối mặt với đại dịch thế kỷ COVID-19 vẫn đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương duy nhất năm 2020 ở khu vực Đông Nam Á… Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên nơi có đông đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Cao Bằng, Gia lai, Kon Tum, Đắk nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, v.v... sự thay da đổi thịt có thể cảm nhận hàng ngày. Nhìn một cách tổng quát, đời sống vật chất và tinh thần của đồng báo các dân tộc thiểu số chưa bao giờ được khởi sắc như ngày nay. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc vừa công bố Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020. Trong đó đánh giá cao Việt Nam với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc các Dân tộc thiểu số lần thứ II, năm 2020 khẳng định: Đại đoàn kết các dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu, là nét đẹp văn hóa, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho sự thắng lợi và phát triển bền vững đất nước; đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; các thế lực thù địch dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết của chúng ta.
Sự thật
Do có vị trí, vai trò rất quan trọng, vì thế các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc để xuyên tạc, chống phá. Gần đây chúng tiếp tục kích động: Đồng bào thiểu số bị đàn áp một cách tàn bạo, người dân tiếp tục bị tước đoạt quyền làm người… Y Hin Nie (là đối tượng phản động FULRO lưu vong dưới vỏ bọc Mục sư) xuyên tạc rằng, có trên 50 mục sư và trên 400 người theo đạo ở Việt Nam bị bắt giữ. Hậu quả là khoảng từ một đến hai ngàn trẻ em thiếu cha và khoảng 1.000 bà vợ có chồng mất tích. Học sinh người Thượng ra trường bị từ chối việc làm vì theo đạo Thiên Chúa. Bên cạnh đó, chúng đẩy mạnh xây dựng các tổ chức phản động như: “Mặt trận giải phóng Khơ Me Crôm”, “Mặt trận Chămpa”, “Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức”... Họ thường đề cao cái gọi là “quyền dân tộc tự quyết” thông qua thủ đoạn đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thực tế những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 71,4% tổng chi cho các nhiệm vụ này của cả nước. Nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được ưu tiên bố trí thực hiện cho địa bàn dân tộc, miền núi, chiếm 70% tổng vốn Chương trình qua các giai đoạn. Đến nay, 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thuỷ lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn, 100% đồng bào dân tộc thiểu số có BHYT miễn phí. Bên cạnh đó, các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho con cháu mà còn là một tài nguyên mới cho sự phát triển, nhất là du lịch…
Gần đây, Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh; ngay khi đối mặt với đại dịch thế kỷ COVID-19 vẫn đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương duy nhất năm 2020 ở khu vực Đông Nam Á… Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên nơi có đông đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Cao Bằng, Gia lai, Kon Tum, Đắk nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, v.v... sự thay da đổi thịt có thể cảm nhận hàng ngày. Nhìn một cách tổng quát, đời sống vật chất và tinh thần của đồng báo các dân tộc thiểu số chưa bao giờ được khởi sắc như ngày nay. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc vừa công bố Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020. Trong đó đánh giá cao Việt Nam với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc các Dân tộc thiểu số lần thứ II, năm 2020 khẳng định: Đại đoàn kết các dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu, là nét đẹp văn hóa, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho sự thắng lợi và phát triển bền vững đất nước; đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; các thế lực thù địch dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết của chúng ta.
Sự thật