Điểm sáng văn hóa phum, sóc
- Được đăng: Thứ ba, 11 Tháng 4 2017 09:00
- Lượt xem: 3235
(TGAG)- Xuất phát từ tập quán, đồng bào Khmer Bảy Núi theo đạo Phật giáo Nam Tông, ngôi chùa là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, vừa là chỗ dựa sinh hoạt tinh thần cộng đồng phum, sóc. Với 60 ngôi chùa, hàng năm diễn ra 2 lễ hội lớn là Chol Chnam Thmay (mừng năm mới) và Dolta (cúng ông bà), thu hút đông đảo người Kinh và bà con trong vùng.
Giữ gìn giá trị văn hóa
Tương truyền, chùa Svaiso Tum Nớp sát chân núi Cô Tô, đồng bào Khmer quen gọi là chùa Soài So. Những năm 1960, du kích, bộ đội xem đây như một trạm “trạm giao liên”. Nhắc lại chuyện xưa, Hòa thượng Chau Ty (Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Tri Tôn) không khỏi xúc động, vì ngôi chùa bị máy bay bỏ bom và tượng Phật cũng không còn nguyên vẹn. “Phát hiện chùa có Việt cộng tới lui, máy bay bỏ bom đến hai - ba lần, san bằng chỉ còn lại nền gạch đá trơ trụi” - Hòa thượng Chau Ty kể. Chiến tranh mà, biết làm sao hơn! Ngôi chùa Svaiso Tum Nớp không còn nữa, Hòa thượng Chau Xuân Wath (sãi cả bấy giờ) mới di dời sư sãi xin về “ở tạm” chùa Pray Veng (thị trấn Tri Tôn).
Biểu diễn nhạc ngũ âm mừng lễ cổ truyền Chol Chnam Thmay
Hồi chiến tranh biên giới Tây Nam, sư sãi chùa Svaiso Tum Nớp một lần nữa phải về tuyến sau. Khi bình yên, các vị quay trở lại xã Núi Tô, ngôi chùa được phục dựng trên 20.000m2 đất do phật tử cúng dường. Hôm đến viếng chùa, Hòa thượng Chau Ty (hiện là sãi cả chùa Svaiso Tum Nớp) khoe, chính điện, nhà khách, nhà nghỉ chư tăng… bây giờ xây dựng khang trang. Đây là cơ sở thờ tự đầu tiên ở Tri Tôn được UBND huyện công nhận “Chùa văn hóa” và đón Ban Dân tộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang... đến tham khảo. “Mặc dù chùa nhiều lần phải di tản, nhưng bộ kinh lá buông không bị mất” – Hòa thượng Chau Ty vui mừng. Đó là tài sản vô giá, ông là vị sư hiện biết cách viết và thạo chữ biệt truyền này.
Trên địa bàn An Giang có 64 ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn) được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa và Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ông Chau Kim Sêng, Phó Ban Dân tộc tỉnh cho biết, hầu hết đều được trung tu, kiến tạo rất bắt mắt du khách; ngay cả khuôn viên cũng trồng cây xanh, cây ăn trái, kết hợp nông – lâm để tạo thêm cảnh quan khởi sắc. Theo Hòa thượng Danh Thiệp, Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang, đó là bước tiến vượt bậc trong hoạt động phật sự và sinh hoạt đời sống đồng bào Khmer Bảy Núi. “Tùy theo khuôn viên mỗi nơi, từng chùa đều có một công trình vừa và nhỏ, mang tính giáo dục cộng đồng và phật tử” - Hòa thượng Danh Thiệp nói.
Bảo tàng thu nhỏ trong chùa
Với những nông cụ cầm tay, vật dụng đánh bắt cá đến các phương tiện sản xuất, sinh hoạt trong phum, sóc. Các vị sư sãi chùa Sà Lôn (huyện Tri Tôn) khéo tập hợp, sắp xếp thành “bộ sưu tập” khái quát “Nét văn hóa đồng bào Khmer Bảy Núi”. Hòa thượng Chau Sơn Hy (sãi cả) giới thiệu, đây là kết quả sau chuyến tham gia cùng ngành bảo tàng, với chủ đề “Đầm ấm cộng đồng các dân tộc thiểu số ĐBSCL”; đồng thời, còn là món quà của đồng bào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở phum, sóc. “Khi nghe ông cả (sãi cả) phát động, bà con rất ưng bụng, tích cực tham gia sưu tầm. Toàn bộ vật dụng trưng bày, do bà con đóng góp, không phải tốn tiền” – ông Chau Kunh (tà cha chùa Sà Lôn) khoe.
Từ mái nhà mở rộng, gắn cửa sổ, mặt bằng khá rộng để trưng bày hiện vật. Mặc dù, chưa rõ nguồn gốc, niên đại xuất xứ… nhưng phật tử cao niên vào tham quan, gần như ai cũng biết ít nhiều và hiểu được giá trị thời dần đổi công, sinh hoạt tập quán phum, sóc. Đó là những loại hiện vật, như: Đánh bắt cá (rổ, rá, giỏ, sào hom…); sản xuất lúa (cày, bừa, nọc cấy, xe bò…); đời thường (xề, nia, cối xây lúa, cối giã gạo…); nghề truyền thống (khuôn đạp chấp chân, bàn quay tơ, khuôn dệt thổ cẩm…)… đươn tre hoàn toàn và làm bằng cây thời xưa. Hòa thượng Chau Sơn Hy cho hay, ngoài những hiện vật sưu tầm và phục chế, còn nhiều tác phẩm điêu khắc dân gian do tăng sinh lớp Pali (Trường Trung cấp Phật học An Giang) chế tác.
Năm 2005, chùa Sà Lôn được UBND huyện Tri Tôn công nhận “Chùa văn hóa”, các vị sư sãi, tà cha, đồng bào Phật tử rất đỗi vui mừng. Ông Chau Kunh kể, nơi đây còn là Phân hiệu lớp Pali (Trường Trung cấp Phật học An Giang), tổ chức học song ngữ tiếng Khmer và tiếng Việt, kể cả việc đưa máy vi tính vào nhà chùa. “Đặc biệt, là công trình đường vòng chân núi Sà Lôn, nối liền giao thông 2 phum Mằng Rò và Sà Lôn. Ông cả (sãi cả) đưa ra sáng kiến, bà con bàn bạc, nhất trí rất cao” – ông Kunh hãnh diện. Bởi, Sà Lôn được UBND xã Lương Phi công nhận “Ấp văn hóa”, với cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện, đời sống người Kinh và đồng bào Khmer luôn được cải thiện, trong đó có nước sinh hoạt mùa khô.
Bảo tồn nghệ thuật dân gian
Ông Nguyễn Minh Sang, Trưởng phòng Di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL An Giang) cho biết, theo tiếng Khmer “Chầm riêng” có nghĩa là hát, còn “Ch’pay” là tên gọi một loại nhạc cụ dùng để đệm sau mỗi đoạn hát. Hễ, nói đến “Chầm riêng - Ch’pay” có nghĩa là đàn ca, hay ca kể chuyện. Nội dung xuất phát từ những câu chuyện đời thường và chuyển đến người nghe điều hay lẽ phải. “Loại hình độc đáo này, hiện còn tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn và tổ chức được 2 lớp học để nghệ nhân truyền dạy” - ông Sang nói. Tại xã này, có 3 loại hình: Dì kê (nhóm gia đình nghệ nhân Chau Cháp), nhạc ngũ âm (chùa Thnốt Chrôm) và Chầm riêng - Ch’pay (nghệ nhân Chau Nưng) là tượng trưng cho nghệ thuật dân gian Khmer Bảy Núi.
Loại hình Chầm riêng - Chà pây được bảo tồn ở xã Ô Lâm
Đối với nhạc ngũ âm, loại hình nghệ thuật truyền thống, thường xuất hiện vào các dịp lễ hội ở chùa và gia đình trong các phum, sóc có đám tiệc. Hòa thượng Chau Sưng (sãi cả chùa Tà Pạ, huyện Tri Tôn) bảo, ở đây có cả 2 dàn cùng lúc, vừa người lớn, vừa thiếu niên. “Ngôi chùa Khmer được xem là điểm sáng văn hóa của phum, sóc, còn dàn nhạc ngũ âm cũng như là linh hồn của đồng bào Khmer” – Hòa thượng Chau Sưng chia sẻ. Với sự hỗ trợ của Sở VH-TT-DL An Giang, chùa Tà Ngáo (huyện Tịnh Biên) trang bị dàn ngũ âm và đích thân Thượng tọa Chau Siêng (sãi cả) chăm lo hoạt động. Cũng trên địa bàn này, chùa Thnok (xã An Cư) và chùa Thom Mít (xã Vĩnh Trung), mỗi nơi hình thành đội nhạc ngũ âm và đang hoạt động đều đặn.
Theo anh Chau Nhen (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn), nhóm chơi nhạc cổ ở đây có nhiều thành viên và 4 nhạc cụ chính; do Chau Phone đàn gáo, Chau Sát đàn cò, Chau Nô chuyên về trống và Chau Siêm đàn khưm. Trong số này, anh Chau Sát là lớn tuổi, vừa là người hướng dẫn bài bản. “Hồi trước, anh Chau Sát có đi học nên biết nhiều nhạc cụ dân tộc, rồi mới chỉ dạy lại cho mấy đứa tui cùng chơi. Vả lại, chơi lâu ngày riết rồi quen, nghề dạy nghề” - Chau Nhen cười tươi. Gọi tiếng nhóm cho oai, thật ra toàn nhà nông rặt, khi cần gom lại chơi cho rộn đám; chứ đâu có điều kiện duy trì quy mô, hoạt động thường xuyên, giữ gìn chu đáo như các chùa. Ở đó, mới đủ sức lo liệu kinh phí, sắm sửa dụng cụ phục vụ cả cộng đồng.
Giữ gìn giá trị văn hóa
Tương truyền, chùa Svaiso Tum Nớp sát chân núi Cô Tô, đồng bào Khmer quen gọi là chùa Soài So. Những năm 1960, du kích, bộ đội xem đây như một trạm “trạm giao liên”. Nhắc lại chuyện xưa, Hòa thượng Chau Ty (Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Tri Tôn) không khỏi xúc động, vì ngôi chùa bị máy bay bỏ bom và tượng Phật cũng không còn nguyên vẹn. “Phát hiện chùa có Việt cộng tới lui, máy bay bỏ bom đến hai - ba lần, san bằng chỉ còn lại nền gạch đá trơ trụi” - Hòa thượng Chau Ty kể. Chiến tranh mà, biết làm sao hơn! Ngôi chùa Svaiso Tum Nớp không còn nữa, Hòa thượng Chau Xuân Wath (sãi cả bấy giờ) mới di dời sư sãi xin về “ở tạm” chùa Pray Veng (thị trấn Tri Tôn).
Biểu diễn nhạc ngũ âm mừng lễ cổ truyền Chol Chnam Thmay
Hồi chiến tranh biên giới Tây Nam, sư sãi chùa Svaiso Tum Nớp một lần nữa phải về tuyến sau. Khi bình yên, các vị quay trở lại xã Núi Tô, ngôi chùa được phục dựng trên 20.000m2 đất do phật tử cúng dường. Hôm đến viếng chùa, Hòa thượng Chau Ty (hiện là sãi cả chùa Svaiso Tum Nớp) khoe, chính điện, nhà khách, nhà nghỉ chư tăng… bây giờ xây dựng khang trang. Đây là cơ sở thờ tự đầu tiên ở Tri Tôn được UBND huyện công nhận “Chùa văn hóa” và đón Ban Dân tộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang... đến tham khảo. “Mặc dù chùa nhiều lần phải di tản, nhưng bộ kinh lá buông không bị mất” – Hòa thượng Chau Ty vui mừng. Đó là tài sản vô giá, ông là vị sư hiện biết cách viết và thạo chữ biệt truyền này.
Trên địa bàn An Giang có 64 ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn) được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa và Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ông Chau Kim Sêng, Phó Ban Dân tộc tỉnh cho biết, hầu hết đều được trung tu, kiến tạo rất bắt mắt du khách; ngay cả khuôn viên cũng trồng cây xanh, cây ăn trái, kết hợp nông – lâm để tạo thêm cảnh quan khởi sắc. Theo Hòa thượng Danh Thiệp, Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang, đó là bước tiến vượt bậc trong hoạt động phật sự và sinh hoạt đời sống đồng bào Khmer Bảy Núi. “Tùy theo khuôn viên mỗi nơi, từng chùa đều có một công trình vừa và nhỏ, mang tính giáo dục cộng đồng và phật tử” - Hòa thượng Danh Thiệp nói.
Bảo tàng thu nhỏ trong chùa
Với những nông cụ cầm tay, vật dụng đánh bắt cá đến các phương tiện sản xuất, sinh hoạt trong phum, sóc. Các vị sư sãi chùa Sà Lôn (huyện Tri Tôn) khéo tập hợp, sắp xếp thành “bộ sưu tập” khái quát “Nét văn hóa đồng bào Khmer Bảy Núi”. Hòa thượng Chau Sơn Hy (sãi cả) giới thiệu, đây là kết quả sau chuyến tham gia cùng ngành bảo tàng, với chủ đề “Đầm ấm cộng đồng các dân tộc thiểu số ĐBSCL”; đồng thời, còn là món quà của đồng bào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở phum, sóc. “Khi nghe ông cả (sãi cả) phát động, bà con rất ưng bụng, tích cực tham gia sưu tầm. Toàn bộ vật dụng trưng bày, do bà con đóng góp, không phải tốn tiền” – ông Chau Kunh (tà cha chùa Sà Lôn) khoe.
Từ mái nhà mở rộng, gắn cửa sổ, mặt bằng khá rộng để trưng bày hiện vật. Mặc dù, chưa rõ nguồn gốc, niên đại xuất xứ… nhưng phật tử cao niên vào tham quan, gần như ai cũng biết ít nhiều và hiểu được giá trị thời dần đổi công, sinh hoạt tập quán phum, sóc. Đó là những loại hiện vật, như: Đánh bắt cá (rổ, rá, giỏ, sào hom…); sản xuất lúa (cày, bừa, nọc cấy, xe bò…); đời thường (xề, nia, cối xây lúa, cối giã gạo…); nghề truyền thống (khuôn đạp chấp chân, bàn quay tơ, khuôn dệt thổ cẩm…)… đươn tre hoàn toàn và làm bằng cây thời xưa. Hòa thượng Chau Sơn Hy cho hay, ngoài những hiện vật sưu tầm và phục chế, còn nhiều tác phẩm điêu khắc dân gian do tăng sinh lớp Pali (Trường Trung cấp Phật học An Giang) chế tác.
Năm 2005, chùa Sà Lôn được UBND huyện Tri Tôn công nhận “Chùa văn hóa”, các vị sư sãi, tà cha, đồng bào Phật tử rất đỗi vui mừng. Ông Chau Kunh kể, nơi đây còn là Phân hiệu lớp Pali (Trường Trung cấp Phật học An Giang), tổ chức học song ngữ tiếng Khmer và tiếng Việt, kể cả việc đưa máy vi tính vào nhà chùa. “Đặc biệt, là công trình đường vòng chân núi Sà Lôn, nối liền giao thông 2 phum Mằng Rò và Sà Lôn. Ông cả (sãi cả) đưa ra sáng kiến, bà con bàn bạc, nhất trí rất cao” – ông Kunh hãnh diện. Bởi, Sà Lôn được UBND xã Lương Phi công nhận “Ấp văn hóa”, với cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện, đời sống người Kinh và đồng bào Khmer luôn được cải thiện, trong đó có nước sinh hoạt mùa khô.
Bảo tồn nghệ thuật dân gian
Ông Nguyễn Minh Sang, Trưởng phòng Di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL An Giang) cho biết, theo tiếng Khmer “Chầm riêng” có nghĩa là hát, còn “Ch’pay” là tên gọi một loại nhạc cụ dùng để đệm sau mỗi đoạn hát. Hễ, nói đến “Chầm riêng - Ch’pay” có nghĩa là đàn ca, hay ca kể chuyện. Nội dung xuất phát từ những câu chuyện đời thường và chuyển đến người nghe điều hay lẽ phải. “Loại hình độc đáo này, hiện còn tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn và tổ chức được 2 lớp học để nghệ nhân truyền dạy” - ông Sang nói. Tại xã này, có 3 loại hình: Dì kê (nhóm gia đình nghệ nhân Chau Cháp), nhạc ngũ âm (chùa Thnốt Chrôm) và Chầm riêng - Ch’pay (nghệ nhân Chau Nưng) là tượng trưng cho nghệ thuật dân gian Khmer Bảy Núi.
Loại hình Chầm riêng - Chà pây được bảo tồn ở xã Ô Lâm
Đối với nhạc ngũ âm, loại hình nghệ thuật truyền thống, thường xuất hiện vào các dịp lễ hội ở chùa và gia đình trong các phum, sóc có đám tiệc. Hòa thượng Chau Sưng (sãi cả chùa Tà Pạ, huyện Tri Tôn) bảo, ở đây có cả 2 dàn cùng lúc, vừa người lớn, vừa thiếu niên. “Ngôi chùa Khmer được xem là điểm sáng văn hóa của phum, sóc, còn dàn nhạc ngũ âm cũng như là linh hồn của đồng bào Khmer” – Hòa thượng Chau Sưng chia sẻ. Với sự hỗ trợ của Sở VH-TT-DL An Giang, chùa Tà Ngáo (huyện Tịnh Biên) trang bị dàn ngũ âm và đích thân Thượng tọa Chau Siêng (sãi cả) chăm lo hoạt động. Cũng trên địa bàn này, chùa Thnok (xã An Cư) và chùa Thom Mít (xã Vĩnh Trung), mỗi nơi hình thành đội nhạc ngũ âm và đang hoạt động đều đặn.
Theo anh Chau Nhen (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn), nhóm chơi nhạc cổ ở đây có nhiều thành viên và 4 nhạc cụ chính; do Chau Phone đàn gáo, Chau Sát đàn cò, Chau Nô chuyên về trống và Chau Siêm đàn khưm. Trong số này, anh Chau Sát là lớn tuổi, vừa là người hướng dẫn bài bản. “Hồi trước, anh Chau Sát có đi học nên biết nhiều nhạc cụ dân tộc, rồi mới chỉ dạy lại cho mấy đứa tui cùng chơi. Vả lại, chơi lâu ngày riết rồi quen, nghề dạy nghề” - Chau Nhen cười tươi. Gọi tiếng nhóm cho oai, thật ra toàn nhà nông rặt, khi cần gom lại chơi cho rộn đám; chứ đâu có điều kiện duy trì quy mô, hoạt động thường xuyên, giữ gìn chu đáo như các chùa. Ở đó, mới đủ sức lo liệu kinh phí, sắm sửa dụng cụ phục vụ cả cộng đồng.
“Qua nghiên cứu nghệ thuật diễn tấu đàn Ch’pay, các nhà chuyên môn còn phát hiện nội dung được gắn liền với kinh lá buông, ca ngợi tình cảm con người, giáo dục đạo đức, tấm lòng hướng thiện… Đây là nét độc đáo, mà các chùa Khmer Bảy Núi còn lưu giữ” - ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL An Giang, nói. |
Bài, ảnh: PHAN TRỌNG ÂN