Truy cập hiện tại

Đang có 76 khách và không thành viên đang online

Quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

(TGAG)- Những người cơ hội về chính trị đang rêu rao: "Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ,... đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ,… thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi". Hiện nay, khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hoạt động chống phá càng gia tăng.

Trái với sự xuyên tạc đó, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng cao trên mức mong đợi: GDP tăng 6,98%, mức tăng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Lạm phát ở mức thấp, bình quân 9 tháng là 2,5%, thấp nhất trong 3 năm qua. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3%, đặc biệt khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng 45,3%, tăng 16,9%. Vốn FDI thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3%. Thu ngân sách Nhà nước tăng 10,1% (khả năng vượt dự toán 5%), bội chi 3,4% GDP, nợ công dưới 57% GDP… Xuất khẩu hơn 190 tỷ USD, tăng 8,2% (trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,4%). Xuất siêu đạt mức kỷ lục, gần 6 tỷ USD…

Nông nghiệp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như dịch tả lợn châu Phi, tác động của biến đổi khí hậu… Nhưng đã tập trung cơ cấu lại nội ngành theo hướng hiệu quả hơn. Chăn nuôi gia cầm, thủy sản tăng mạnh, nên cả ngành nông nghiệp tăng hơn 2%. Riêng ngành lâm sản, xuất khẩu gỗ rừng trồng và sản phẩm từ gỗ đạt hơn 9 tỷ USD và cả năm có thể đạt hơn 11 tỷ…

Cùng với sự phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng tiếp tục có nhiều chuyển biến và đạt kết quả rất quan trọng. Đời sống nhân dân được cải thiện, đặc biệt tại khu vực nông thôn (Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực, số hộ thiếu đói giảm 33%)… Dự kiến năm 2019 sẽ hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu kế hoạch đề ra, là năm thứ 2 liên tiếp đạt 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó vượt 5 chỉ tiêu.

Điều đáng quan tâm là tăng trưởng về số lượng gắn với chất lượng được cải thiện rõ nét. Tăng trưởng ở mức cao nhưng vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt lạm phát được kiểm soát tốt và các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Nó diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực có nhiều khó khăn, thách thức… Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, do tác động của xung đột thương mại Mỹ-Trung và các yếu tố rủi ro có tính chất chu kỳ, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đang đứng bên bờ suy thoái. Tăng trưởng kinh tế của nhiều nền kinh tế giảm mạnh (tăng trưởng kinh tế của Mỹ là 2%, EU là 1%, Nhật Bản là 0,6%, Ấn Độ là 5%, Trung Quốc dưới 6%, Singapore là 0%...). Nhiều nước đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục hạ lãi suất.

Riêng đối với nước ta, các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao, tiếp tục coi Việt Nam là điểm sáng của kinh tế khu vực và toàn cầu. ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,8% năm 2019. Standard Chartered đánh giá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,9%, và tốc độ này được kỳ vọng sẽ duy trì đến năm 2021. Citigroup Inc. đã điều chỉnh dự báo cả năm cho kinh tế Việt Nam lên 6,9%, từ mức 6,7% trước đó. Tạp chí US News &World Report vừa xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8 trong số 20 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư.

Bên cạnh kết quả tích cực, nền kinh tế vẫn còn nhiều điểm yếu, khó khăn, thách thức. Trong những tháng còn lại không được chủ quan, thỏa mãn; phải cố gắng phát huy thuận lợi, vượt qua khó khăn… Quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt mức Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019./.
                                                                                   
Sự thật
-----------------

Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37037817