Truy cập hiện tại

Đang có 88 khách và không thành viên đang online

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh

(TGAG)- Sáng ngày 10/4/2017, Đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh An Giang về việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.
 
Tiếp và làm việc có đồng chí Võ Anh Kiệt, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Vương Bình Thạnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành liên quan của tỉnh An Giang.

Trong những năm qua, An Giang luôn quan tâm trong thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người. Theo đó, UBND tỉnh ban hành nhiều kế hoạch thực hiện và triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về; thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia về Quy trình chuẩn trong xác định và hồi hương nạn nhân bị buôn bán; tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về…

Xác định công tác tuyên truyền là một trong những công tác trọng tâm trong phòng ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Trong thời gian qua, lực lượng công an đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phối, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các buổi họp dân tại các địa bàn dân cư. Từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về tội phạm mua bán người, tinh thần cảnh giác, giáo dục, quản lý con em mình và phối hợp với cơ quan Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người…

Có thể nói, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, biện pháp trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông tin đến người dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng hoạt động phạm tội; phối hợp tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân đã đạt được những mặt tích cực; công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán người được tăng cường… Qua đó, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh đã được tập trung đấu tranh, triệt xóa có hiệu quả hơn so với thời gian trước; kết quả trên đã góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tại buổi làm việc, Đoàn khảo sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng tập trung thảo luận sâu vào những nội dung trọng tâm như: Việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và các văn bản pháp luật có liên quan; công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ tội phạm mua bán người; công tác đấu tranh phát hiện và điều tra tội phạm mua bán người. Công tác truy tố, công tác kiểm tra, điều tra, kiểm sát xét xử đối với tội mua bán người; công tác xét xử đối với tội phạm mua bán người. Công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân. Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người và điều kiện cơ sở vật chất ho công tác này…

Theo đồng chí Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, qua đợt khảo sát lần này nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người; công tác hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Những kết quả đạt được, những hạn chế khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng chống mua bán người./.

Tin, ảnh:  Nguyễn Hùng  


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36717632