Truy cập hiện tại

Đang có 313 khách và không thành viên đang online

An Giang: Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao mới đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(TGAG)- Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đinh Thị Việt Huỳnh, năm 2016 Sở đã chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp bước đầu như: Chọn tạo được giống lúa nếp, giống lúa đặc sản; sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực; sinh sản nhân tạo một số loại cá nước ngọt...
 
Đặc biệt, ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển cụ thể như: quy trình ươm cây rau giống, sản sản xuất lúa an toàn; trồng rau dưa an toàn trong nhà lưới, nhà màng; mô hình trồng nấm rơm trong nhà; mô hình rau, quả sử dụng hệ thống tưới phun tự động, tiết kiệm nước; Đồng thời, khuyến khích các dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông thủy sản; sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP... Các mô hình mới đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí công lao động, tiết kiệm nước tưới, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, hạn chế dịch bệnh...
 

Một số mô hình đã có kết quả nổi bật như: thực nghiệm quy trình sinh sản nhân tạo và thuần dưỡng lươn tự nhiên; Xây dựng quy trình phòng và trị bệnh trên cá lóc và lươn đồng; Xây dựng quy trình sản xuất “2 vụ tôm - 1 vụ lúa” với năng suất đạt 2,5 tấn/ha/năm, tổng thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm, từ đó góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trong điều kiện đất trồng lúa ở tỉnh An Giang; Phát triển, nhân rộng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo theo phương pháp mới; Hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi bê (từ 01-12 tháng tuổi), tạo 60 con giống nền, góp phần phục vụ phát triển đàn bò lai hướng thịt, năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ, trang trại trên địa bàn tỉnh An Giang...

Ngoài ra, tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cây giống rau công nghệ cao. Qua đó, đã cung cấp 1,5 triệu cây giống cho thị trường đồng thời, đề xuất các giải pháp cân đối dinh dưỡng cho đất của vùng trồng bắp lai tại huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Bên cạnh đó, còn chuyển giao và nhân rộng mô hình trồng hoa cúc chậu cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã cung cấp khoảng 47.000 hom giống cúc từ giống nuôi cấy mô. Sở cũng phát triển mới các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa (đặc biệt là mô hình dịch vụ thu gom rơm và cấy lúa); Dịch vụ cung cấp hệ thống tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà màng, màng phủ nông nghiệp; dịch vụ cung cấp kỹ thuật gieo tinh nhân tạo; cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, kỹ thuật cho các loại cây trồng vật nuôi theo các mô hình chuyển đổi mới,... đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Qua đó, đã hỗ trợ 7 mô hình thu gom rơm tự động cho nông dân, góp phần tiết kiệm 22% chi phí thu gom rơm so với gom rơm thủ công (tính trên 01 ha); Hỗ trợ 6 mô hình ứng dụng máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống, giúp giảm chi phí cấy ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy bằng máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95%...

Việc phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, sản xuất, chế biến các sản phẩm mới từ phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, phân bò,... ngày càng phát triển, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp của An Giang.

Tin, ảnh:  Hải Nhu


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37135232