Truy cập hiện tại

Đang có 200 khách và không thành viên đang online

Quốc hội thảo luận dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

(TGAG)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 11/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết với mục tiêu hình thành khung pháp lý ổn định, bền vững.


Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự án Luật PPP

Theo chương trình Kỳ họp, sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật này.



Việc ban hành Luật PPP quy định chi tiết cho hoạt động PPP hiện nay mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật (ngân sách Nhà nước, đầu tư, đầu tư công, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, đấu thầu...).

Hơn nữa, để tiếp tục thúc đẩy đầu tư PPP thì cần có khung pháp lý ổn định cho hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính ổn định của các pháp luật điều chỉnh hợp đồng.

Trong khi đó, hiện nay khung pháp lý còn thiếu các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công. Do đó cần thiết ban hành Luật PPP.

Dự thảo Luật PPP được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP; đồng thời bổ sung một số chính sách mới.

Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo 02 phương án:

+ Phương án 1: quy định về quy mô tối thiểu của dự án PPP ngay tại dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết quy mô chi tiết cho từng lĩnh vực (như dự thảo hiện nay).

+ Phương án 2: Không quy định quy mô tối thiểu của dự án PPP tại dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về quy mô tối thiểu cho từng lĩnh vực phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



Kế thừa nhiều quy định của Nghị định 63/2018/NĐ-CP và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Về phân loại dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự thảo quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm 03 cấp: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tùy theo quy mô, tính chất, yêu cầu dự án, Hội đồng thẩm định có các cấp khác nhau như các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì phải được xem xét bởi Hội đồng thẩm định nhà nước; đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án PPP.

Quy trình chung thực hiện dự án PPP theo quy định hiện hành đã tiệm cận với thông lệ quốc tế, cụ thể bao gồm các khâu:
(1) Chuẩn bị đầu tư;
(2) Lựa chọn nhà đầu tư;
(3) Thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng;
(4) Triển khai thực hiện dự án.
Ngoài ra, Dự thảo Luật thiết kế quy trình đặc thù cho dự án ứng dụng công nghệ cao.

Phan Nguyên
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36731942