Truy cập hiện tại

Đang có 184 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Mô hình nuôi cá Chình ở Phú Thuận

(TGAG)- Những năm gần đây, nông dân trong tỉnh An Giang đã tìm kiếm và đưa nhiều mô hình hiệu quả vào sản xuất, trong đó có mô hình nuôi cá Chình ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Trần Tấn Phong ngụ xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn cho biết: Trước khi chuyển sang nuôi cá Chình, gia đình anh với nghề làm thuê, làm mướn đã tích lũy dần được một số vốn, nên anh đầu tư nuôi các loài cá lóc, cá rô, nuôi lươn... đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Cùng thời gian này, anh Phong thấy trên địa bàn xã có anh bạn thả nuôi cá Chình khá hiệu quả nên đã học hỏi và làm theo. Khoảng năm 2006, anh đã thả nuôi cá Chình, tuy nhiên do mô hình mới, anh không biết nhiều về kỹ thuật nuôi cá Chình nên nuôi không đạt, thậm chí lỗ vốn. Suốt những năm tiếp theo, anh học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi từ bạn bè về các kỹ thuận nuôi cá Chình. Đến năm 2013, anh Phong tiếp tục nuôi cá Chình. Lần này, cũng giống như lần trước, anh nuôi cá Chình trong 08 bồn, tương đương 10 ngàn con cá giống. Sau gần 01 năm nuôi bán phá huề. Sang năm 2014, anh chuyển sang nuôi trong mùng cũng  với 10 ngàn con cá giống. Sau gần một năm chăm sóc, anh bán có lãi nhưng không nhiều, do cá không đạt trọng lượng. Đến năm 2015, anh thuê 2.000m2 diện tích hầm để nuôi cá Chình. Với diện tích này, anh thả nuôi 10 ngàn con cá giống, trước đây mỗi con giống chỉ bằng sợi chỉ giá rẽ hơn, còn lần này, con giống lớn hơn khoảng 100 con/kg, nên giá mắc hơn, trị giá lúc bấy giờ tương đương 300 triệu đồng. Anh Phong cho rằng: Con giống lớn cũng đồng nghĩa với thời gian nuôi ngắn lại, rút ngắn thời gian chỉ bằng ½ thời gian so với trước đây, tức khoảng 06 tháng là có thể bán được. Trong suốt khoảng thời gian này, cá Chình chỉ ăn ốc bưu vàng, hoặc cá tạp, cá biển, nhất là mùa nước nổi này có rất nhiều loài cá như cá linh, cá sặc, cá rô...đều làm mồi cho cá Chình. Do thức ăn phong phú, nhưng toàn là thứ rẽ tiền nên chi phí nuôi cá Chình không lớn lắm, ước tính10 ngàn con cá Chình trong 06 tháng nuôi đã tiêu thụ khoảng 30 tấn mồi, tương đương 30 triệu đồng, cộng thêm khoảng 70 triệu đồng gồm tiền thuê hầm, bơm nước, điện, thuốc... tổng các chi phí khoảng 400 triệu đồng/vụ. Bình quân mỗi con cá Chình trong vụ nuôi tiêu tốn khoảng 1 kg mồi,  trọng lượng của cá cũng đạt tương đương 1 kg thịt/con cá Chình. Giá bán cá thương phẩm bình quân 400 ngàn đồng/kg. Nếu trừ hết chi phí, anh Phong còn thu lãi trên 500 triệu đồng/vụ. Đúc kết sau nhiều đợt nuôi cá Chình và qua những lần nuôi từ bồn, nuôi mùng và nuôi trong hầm thì tỷ lệ đạt nhất là nuôi trong hầm.

Mặc dù giá cả rất đắt, tại các chợ hầu như không thấy cá Chình bày bán, tuy vậy cá Chình vẫn tiêu thụ được ở một số nhà hàng lớn ở TP Hồ Chí Minh, và đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy mà nông dân ở Phú Thuận rất phấn khởi, bởi từ khi nuôi cá Chình đến nay, lúc nào đầu ra cũng rất ổn định. Trong mỗi vụ nuôi, đều có thương láy ở Sài Gòn tìm đến thu mua hết, đều này đã làm cho nhưng nông dân nuôi cá Chình rất an tâm.

Sau khi có nhiều kinh nghiệp trong nuôi cá thương phẩm, hiện nay chú Trần Tấn Phong đã cho nhân giống cá Chình. Nếu như trước đây muốn nuôi cá Chình là phải ra tận miền ngoài mới có cá giống, thì hiện nay ngoài nuôi cá thương phẩm, anh Phong còn bán giống cho các hộ nuôi trong tỉnh. Theo anh Phong, nếu như đi ra tới miền ngoài mua con giống, đem về nuôi thì tỷ lệ hao hụt cao, do vận chuyển xa, vừa tốn kém, vừa không an toàn, nên ươm giống tại chỗ đảm bảo được nguồn cung giống ổn định, vừa giảm giá thành, con giống vừa khỏe, hạn chế hao hụt trên vụ nuôi chỉ còn từ 3% đến 5 %. Đặc biệt hiện nay, anh ngoài ươm giống, nuôi cá Chình thương phẩm, anh Phong còn là đầu mối thu gom cá Chình thương phẩm, ai có nhu cầu bán cá thương phẩm, anh Phong sẽ thu gom toàn bộ để bán cho thương lái ở Sài Gòn. Anh Phong cho biết: Hiện nay thương láy mua lâu rồi thành thân quen, không còn xuống tận nơi để thu mua như trước đây, mà chỉ cần điện thoại cho biết giá, sản lượng bao nhiêu thế là xong. Còn lại là anh đi thu gom, gửi xe lên tận Sài Gòn, ...Cũng chính vì đầu ra tương đối thuận lợi nên mô hình nuôi cá Chình ở Phú Thuận hiện nay cũng rất được nông dân nơi đây đầu tư nuôi. Đến nay, toàn xã có khoảng 3,5 ha mặt nước nuôi cá Chình, với khoảng 10 hộ nuôi.

Ông Đinh Văn Diện – Phó chủ tịch Hội nông dân huyện Thoại Sơn cho biết: Mô hình nuôi cá Chình được xem là mô hình nuôi hiệu quả nhất hiện nay của bà con nông dân xã Phú Thuận. Mô hình này đang được huyện xem xét và nhân rộng cho nông dân trên địa bàn trong thời gian tới.

Theo nhiều nông dân nuôi cá Chình cho biết: Cá Chình có ưu điểm nuôi khá đơn giản, nguồn thức ăn dồi dào, giá bán và nhu cầu của thị trường luôn ở mức cao và ổn định so với các loài thủy sản khác. Nhưng cá Chình có kỹ thuật chăm sóc khác hơn những loài khác, chỉ có dân trong nghề mới có kỹ thuật nuôi tốt. Điều đặc biệt là nuôi cá Chình cần có nguồn vốn khá lớn mới có thể nuôi được. Cũng chính vì điều này đã làm hạn chế số hộ dân tham gia nuôi cá Chình thời gian qua ở Thoại Sơn, do đó mô hình này cho đến nay vẫn chưa nhân rộng được cho nông dân trên địa bàn. Theo Hội nông dân huyện, hiện nay, Hội đang tranh thủ các nguồn vốn vay, để giới thiệu cho bà con tiếp cận các nguồn vốn để thực hiện, mở rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, nhất là mô hình nuôi cá Chình./.
                                   
Tiếp Thu
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36704394