Truy cập hiện tại

Đang có 380 khách và không thành viên đang online

Công tác thông tin tuyên truyền gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo

Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thu hút sự quan tâm, lo ngại của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc triển khai mạnh mẽ nhiều hoạt động cả ngoại giao, quân sự, pháp lý, thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, trên thực địa nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp.

 

Đặc biệt nghiêm trọng là việc Trung Quốc thành lập và củng cố chính quyền tại thành phố Tam Sa”, thiết lập quân đội đồn trú, xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức du lịch quốc tế, mời thầu khai thác dầu khí, cản trở các dự án khai thác dầu khí của nước khác, thực hiện chính sách chia rẽ nội bộ ASEAN, ra sức ngăn cản nêu vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn đa phương.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện yêu sách đối với phần lớn Biển Đông. Phản đối mạnh mẽ Việt Nam thông quan Luật Biển; tiến hành nhiều hoạt động trên thực địa xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam; cản trở, phá hoại hoạt động dầu khí của Việt Nam; gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí và từ ngày 01-5-2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động thăm dò, khai thác ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trên mặt trận truyền thông, Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ trên báo chí các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như các hoạt động xây dựng ở “Tam Sa”; tập trận bắn đạn thật; thông quan “Điều lệ trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”; tăng cường tuyên truyền về “chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, yêu cầu giải quyết “song phương” các tranh chấp, không “đa phương hóa, quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông; chỉ trích mạnh mẽ Philippines, Việt Nam là “nhân tố” gây phức tạp tình hình; vu cáo Việt Nam “sử dụng tàu quân sự xua đuổi tàu cá Trung Quốc”; chỉ trích Mỹ và phương Tây can thiệp về vấn đề Biển Đông; “đa dạng” tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu phổ thông, các ấn phẩm, vật phẩm, trò chơi trực tuyến, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài… Đặc biệt gần đây Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo tỉnh Hồ Nam xuất bản bản đồ dọc gồm 10 đoạn.
Trong bối cảnh như vậy, chúng ta đã tích cực triển khai nhiều hình thức tuyên truyền và biện pháp đấu tranh dư lung để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyền biển đảo Việt Nam, tạo sự đồng thuận lớn hơn trong xã hội về vấn đề biển đảo. Phối hợp chặt chẽ, kết hợp linh hoạt đấu tranh chính trị, ngoại giaovới đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền; thông tin về quan điểm của các nước kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, cũng như phản bác các thông tin, lập luận sai trái về vấn đề Biển Đông để tranh thủ sự đồng tình của quốc tế, góp phần thúc đẩy đàm phán giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Chủ động và tiến hành có bài bản, phối hợp nhịp nhàng tuyên truyền đối nội và đối ngoại về Luật Biển Việt Nam, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Đấu tranh vận động đưa và duy trì vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự tại các diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng (ASEAN, ARF, EAS, ASEM, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc) tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tích cực cử đoàn tham dự các Hội thảo về Biển Đông ở nước ngoài, tổ chức các đoàn học thuật đi trao đổi, vận động tại ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand… nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. Chủ động và lồng ghép nội dung tuyên truyền biển đảo Việt Nam vào các sự kiện kinh tế, văn hóa lớn trong nước, Ngày văn hóa Việt Nam ở các nước. Tập trung sưu tầm, bảo vệ và trưng bày chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa; giới thiệu, triển lãm các tư liệu, hiện vật, chuyên đề về biển trưng bày tại các bảo tàng. Tổ chức cho các phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các phóng sự, viết bài quảng bá, giới thiệu du lịch biển, đảo của Việt Nam; tổ chức đoàn kiều bào ra Trường Sa…
Có thể thấy, công tác thông tin tuyên truyền về biển đảo trong thời gian qua được tăng cường, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đấu tranh chính trị, ngoại giao với đấu tranh dư luận; phản ánh kịp thời những nỗ lực và kết quả đấu tranh trong bảo vệ chủ quyền, đảm bảo hoạt động kinh tế trên biển, đặc biệt là dầu khí và nghề cá; duy trì được hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc phát huy những kết quả đã đạt được, tổ chức thực hiện tốt những công việc đã thực hiện. Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo cần quan tâm đến một số nội dung chính sau: quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Cung cấp những chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thường xuyên và liên tục cập nhật về những diễn biến tình hình ở Biển Đông, nhất là đối với các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của Việt Nam; cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Thông tin về sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với quan điểm, lập trường chính nghĩa, tôn trọng luật pháp quốc tế của ta trong vấn đề Biển Đông; ý kiến của các chuyên gia trong nước, các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”; kết quả tham dự các Hội nghị ASEAN, nhấn mạnh những nguyên tắc của ASEAN về hòa bình, ổn định, an ninh  và an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biên pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện DOC hướng tới COC…

Ban Biên tập

Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40649558