Kết quả nổi bật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh An Giang
- Được đăng: Thứ ba, 09 Tháng 1 2018 09:05
- Lượt xem: 5193
(TGAG)- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là công cụ để chuyển tải các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống, tạo nên ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Trên cơ sở tiếp tục thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, năm 2017, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Lực lượng báo cáo viên pháp luật tỉnh, tuyên truyền viên trong hệ thống công đoàn ngày càng tăng về số lượng và bảo đảm chất lượng. Các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên được kiện toàn và không ngừng quan tâm đổi mới, đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhiều sở, ngành đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân tra cứu, tham khảo, tiếp cận pháp luật.
Kết quả trong năm 2017, trên toàn tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đã thực hiện 16.681 cuộc tuyên truyền miệng với 873.510 lượt người tham dự; tổ chức 234 cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật với 121.392 lượt người dự thi (riêng Sở Tư pháp tổ chức 10 Cuộc thi, Hội thi tìm hiểu pháp luật với sự tham gia của 25.527 lượt người tham gia dự thi và cổ vũ); phát hành 1.190.240 tài liệu pháp luật miễn phí (trong đó có 220 tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số); các địa phương thực hiện phát sóng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống Đài truyền thanh cấp xã được 23.622 lượt; đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng 13.493 tin, bài.
Điểm mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 là việc thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký kết nhiều kế hoạch phối hợp để có thêm nguồn lực triển khai pháp luật đến các đối tượng cụ thể hơn trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhân lực và kinh phí. Điều này đã giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện được nhiều nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vị, thẩm quyền quản lý nhưng vẫn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện nhờ sự chia sẻ kinh phí từ các bên phối hợp.
Điểm nổi bật trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 là việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức thành công các Cuộc thi, Hội thi lớn như: Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh An Giang, qua 07 tháng phát động đã nhận được 24.490 bài dự thi, thể hiện sự quan tâm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với các quy định tại Bộ luật dân sự 2015; Hội thi “Thanh niên với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” đã đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Ngày Pháp luật hằng tháng. Hội thi còn là dịp để lực lượng công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tiếp cận, tìm hiểu quy định pháp luật thông qua những tình huống xảy ra trong thực tế và tìm hiểu về những quy định trong thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Bên cạnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã điểm nông thôn mới cập nhật hồ sơ minh chứng. Nhằm hướng dẫn kịp thời các địa phương về cách tính điểm, thành phần và cách thức lập hồ sơ minh chứng, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời thông qua việc ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, trực tiếp kiểm tra hồ sơ minh chứng đối với các xã đánh giá chuẩn nông thôn mới trong năm 2017. Đến nay, qua đánh giá của Đoàn phúc tra cơ quan văn hóa có 12/12 xã đánh giá chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch năm 2017 đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Ngoài ra, hoạt động hòa giải ở cơ sở luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quan tâm; các huyện, thị xã, thành phố đều có sự vào cuộc quyết liệt, quan tâm bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho các Hòa giải viên; đôn đốc các xã, phường, thị trấn bảo đảm chế độ, kinh phí cho các Tổ Hòa giải và Hòa giải viên theo đúng quy định. Đến ngày 31/10/2017 toàn tỉnh có 888 tổ hòa giải với 5.978 hòa giải viên. Trong năm 2017, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 3.089 vụ việc, hòa giải thành 2.767 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành trên số vụ việc tiếp nhận giải quyết tương đối cao với 89,6%, so với cùng kỳ năm 2016, tỷ lệ hòa giải thành trên số vụ việc tiếp nhận cao hơn 5,2%.
Nhìn chung, trong năm 2017 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp nên việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và quy ước khóm ấp kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhất là Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm đến việc bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương về vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được nâng lên và sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
CAO THANH SƠN
Giám đốc Sở Tư pháp
Kết quả trong năm 2017, trên toàn tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đã thực hiện 16.681 cuộc tuyên truyền miệng với 873.510 lượt người tham dự; tổ chức 234 cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật với 121.392 lượt người dự thi (riêng Sở Tư pháp tổ chức 10 Cuộc thi, Hội thi tìm hiểu pháp luật với sự tham gia của 25.527 lượt người tham gia dự thi và cổ vũ); phát hành 1.190.240 tài liệu pháp luật miễn phí (trong đó có 220 tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số); các địa phương thực hiện phát sóng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống Đài truyền thanh cấp xã được 23.622 lượt; đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng 13.493 tin, bài.
Điểm mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 là việc thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký kết nhiều kế hoạch phối hợp để có thêm nguồn lực triển khai pháp luật đến các đối tượng cụ thể hơn trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhân lực và kinh phí. Điều này đã giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện được nhiều nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vị, thẩm quyền quản lý nhưng vẫn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện nhờ sự chia sẻ kinh phí từ các bên phối hợp.
Điểm nổi bật trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 là việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức thành công các Cuộc thi, Hội thi lớn như: Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh An Giang, qua 07 tháng phát động đã nhận được 24.490 bài dự thi, thể hiện sự quan tâm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với các quy định tại Bộ luật dân sự 2015; Hội thi “Thanh niên với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” đã đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Ngày Pháp luật hằng tháng. Hội thi còn là dịp để lực lượng công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tiếp cận, tìm hiểu quy định pháp luật thông qua những tình huống xảy ra trong thực tế và tìm hiểu về những quy định trong thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Bên cạnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã điểm nông thôn mới cập nhật hồ sơ minh chứng. Nhằm hướng dẫn kịp thời các địa phương về cách tính điểm, thành phần và cách thức lập hồ sơ minh chứng, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời thông qua việc ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, trực tiếp kiểm tra hồ sơ minh chứng đối với các xã đánh giá chuẩn nông thôn mới trong năm 2017. Đến nay, qua đánh giá của Đoàn phúc tra cơ quan văn hóa có 12/12 xã đánh giá chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch năm 2017 đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Ngoài ra, hoạt động hòa giải ở cơ sở luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quan tâm; các huyện, thị xã, thành phố đều có sự vào cuộc quyết liệt, quan tâm bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho các Hòa giải viên; đôn đốc các xã, phường, thị trấn bảo đảm chế độ, kinh phí cho các Tổ Hòa giải và Hòa giải viên theo đúng quy định. Đến ngày 31/10/2017 toàn tỉnh có 888 tổ hòa giải với 5.978 hòa giải viên. Trong năm 2017, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 3.089 vụ việc, hòa giải thành 2.767 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành trên số vụ việc tiếp nhận giải quyết tương đối cao với 89,6%, so với cùng kỳ năm 2016, tỷ lệ hòa giải thành trên số vụ việc tiếp nhận cao hơn 5,2%.
Nhìn chung, trong năm 2017 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp nên việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và quy ước khóm ấp kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhất là Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm đến việc bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương về vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được nâng lên và sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
CAO THANH SƠN
Giám đốc Sở Tư pháp