Truy cập hiện tại

Đang có 92 khách và không thành viên đang online

Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên qua một năm nhìn lại

(TGAG)- Năm 2017, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tịnh Biên, kinh tế- xã hội tiếp tục phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn giữ vững ổn định, đặc biệt là an ninh biên giới.


Trong tổng số 16 chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra, huyện Tịnh Biên thực hiện đạt và vượt 13 chỉ tiêu gồm: Tổng thu ngân sách đạt 112,62%; số lao động có việc làm 170%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,38% (tương đương 1.026 hộ); tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng còn 10,33%; số giường bệnh đạt 105%; số bác sỹ đạt 105,3%; tỷ lệ BHYT toàn dân đạt 108,5% Nghị quyết đề ra; tỷ lệ che phủ rừng và hộ sử dụng thủy kế đạt 101%; giữ vững 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Núi Voi) và đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục để công nhận thêm xã Thới Sơn đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện còn phát huy lợi thế kinh tế biên giới; thương mại- dịch vụ- du lịch, nên GDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước,bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, đúng hướng; giá trị công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng 91% so cùng kỳ; thương mại- dịch vụ- du lịch phát triển mạnh, với tổng lượt khách đến tham quan, mua sắm năm 2017 gần 04 triệu lượt người, tăng 17,2% so cùng kỳ năm 2016, tổng doanh thu gần 400 tỷ đồng, tập trung ở các khu du lịch trọng điểm như: khu du lịch Núi Cấm; rừng tràm Trà Sư; chợ Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên; Miễu bà Bào Mướp (thị trấn Nhà Bàng); khu du lịch Núi Két… Hầu hết, các điểm, khu du lịch đều tăng về số lượng du khách đến tham quan, mua sắm, nổi bậc là  khu du lịch rừng tràm Trà Sư, với tổng số gần 160.000 lượt người, trong đó, khách nước ngoài trên 19.000 lượt, doanh thu trên 08 tỷ đồng, tăng 64,9%; khu du lịch Núi Cấm 861.000 lượt người, tăng 7,6%; khu du lịch Núi Két trên 33.000 lượt người, tăng 15%... Đạt được kết quả trên là huyện đã nỗ lực, kiên quyết xử lý những vấn đề về vệ sinh môi trường, chấn chỉnh hoạt động xe honda đầu, mua bán lấn chiếm lề đường, chèo kéo khách, tháo, dở liều, quán tự phát gây mất mỹ quan trong khu du lịch.
 
Điểm nổi bật mà huyện đã đạt được trong năm 2017 là đã mời gọi được 07 dự án đầu tư, với tổng vốn 302 tỷ đồng, đã có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư 05 dự án, gồm: Dự án xây dựng vùng nguyên liệu sạch với các loại cây trồng như: dưa lưới, xoài, bưởi, rau thủy canh, lúa sạch và cây dược liệu; khu nghỉ dưỡng Sanh Như Ngọc; nâng cấp, cải tạo chợ An Hảo; công viên trò chơi tại khu du lịch Núi Cấm; dự án khách sạn Chi Lăng. Hai dự án còn lại là khu dân cư và chợ Nhơn Hưng, nhà máy gạch không nung của Công ty Tân Kỷ cụm công nghiệp An Nông, huyện đang lập thủ tục trình phê duyệt. Bên cạnh đó, Tập Đoàn Sao Mai đang triển khai dự án điện năng lượng mặt trời cho các xã vùng cao. Đây là nền tảng, tạo đà cho du lịch- dịch vụ của huyện phát triển bền vững.

Song song đó, huyện còn mạnh dạng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, đã triển khai thực hiện 04 mô hình nhà lưới ở thị trấn Chi Lăng, xã An Hảo, với diện tích 1.500m2 để trồng rau các loại; Nhà Bàng 1.000m2 trồng  lan và ở xã An Cư 3.600m2 trồng dưa lưới. Bước đầu, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu và chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, huyện còn tập hỗ trợ các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Trang trại hữu cơ Bảy Núi thả nuôi 2.400 con heo và 30.000 con gà, mô hình trồng dưa lưới, trồng cây khoai mì, trồng đậu đỏ vùng đất cát.v.v…
        
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, huyện còn tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ, toàn diện, đưa giáo dục – đào tạo huyện nhà lên tầm cao mới.Trong năm 2017, từ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và huyện đã đầu tư 19 dự án cho giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đồng thời, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân thông qua việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa… Năm 2017, huyện đã khám, chữa bệnh cho trên 400.000 lượt người, tăng 9,5%; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh SXH, tay- chân- miệng. Mặc dù có xảy ra dịch bệnh, nhưng không để bùng phát thành dịch lớn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm đúng mức, trong năm, huyện mở 21 lớp dạy nghề cho 623 học viên, giới thiệu việc làm cho gần 7.000 lao động; cấp 64.140 thẻ BHYT cho các đối tượng; giúp đở kịp thời cho hàng chục ngàn lượt gia đình chính sách, hộ nghèo bằng việc thăm hỏi, tặng quà những lúc ốm đau, hoạn nạn, gia đình gặp khó khăn; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nếp sống văn minh đô thị… Đến nay, toàn huyện 29.283 hộ gia đình văn hoá, đạt 96,47%; 177 cơ quan, đơn vị văn hoá; 61/61 khóm, ấp văn hoá và 05 xã Văn hoá. Đặc biệt, huyện đã triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho 4.785hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao trình độ dân trí, ý thức trách nhiệm của người dân trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ngày càng được nâng lên, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện chỉ còn 3.494 hộ nghèo, chiếm 11,51%; 2.236 hộ cận nghèo, chiếm 7,37% số hộ của huyện.

Nhiệm vụ trọng tâm đột phá năm 2018, huyện Tịnh Biên tiếp tục trình tỉnh và Trung ương Đề án nâng huyện thành thị xã Tịnh Biên vào năm 2019; tranh thủ các nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, tập trung cho đô thị trung tâm Quốc lộ 91, Tỉnh lộ 948; tiếp tục phát huy lợi thế kinh tế biên giới và du lịch, gắn kết chuỗi phát triển các khu vực trung tâm của mùng; tập trung triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là các dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông  nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thuỷ lợi vùng cao và các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể: huyện sẽ đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào  nông nghiệp, tập trung các sản phẩm có lợi thế như: sản phẩm hữu cơ, cây dược liệu, cây ăn trái… tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch; thực hiện tốt các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhằm thu hút đầu tư, củng cố và nâng chất hoạt động các hợp tác xã; tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoảng sản, nhất là cát, đá và xử lý nghiêm các vụ khai thác khoảng sản trái phép; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn huyện gắn với phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch, tạo chuyển biến rõ nét trong ứng xử có văn hoá, văn minh, lịch sự, tạo ấn tượng tốt đối với du khách đến tham quan, mua sắm.

Song song đó, huyện chú trọng nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân tại các cơ sở y tế; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,71%; thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho 4.000 lao động, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đảm bảo dân chủ, công bằng, kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Về thực  hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện cố gắn duy trì 02 xã nông thôn mới (Núi Voi, Thới Sơn) và phấn đấu có thêm 01 xã nông thôn mới vào cuối năm 2018 (xã Tân Lợi), đồng thời, bảo tồn  và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước; tăng cường công tác đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biên giới, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là an ninh biên giới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, để đưa nền kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển bền vững./. 

Thu Nga
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36714183