Tin trong tỉnh
An Giang phát huy lợi thế - thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 10 2018 08:55
- Lượt xem: 1737
(TGAG)- Ngày 15-3-2018, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2018. Đây là dịp giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư và các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào tỉnh An Giang; thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác giữa tỉnh An Giang với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Những lợi thế riêng có của An Giang:
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) là hướng phát triển bền vững của An Giang nhằm phát huy các thế mạnh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất lúa - gạo, thủy sản. Đây được xem là hướng đi tất yếu đáp ứng yêu cầu hội nhập của tỉnh, nhất là trong thời điểm Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).
Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển NN ƯDCNC và Quyết định số 2163/QĐ-UBND về việc phát triển NN ƯDCNC tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước trên cơ sở phát triển đồng thời và đồng bộ 4 yếu tố: Quy hoạch vùng sản phẩm, lựa chọn công nghệ, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và mở rộng thị trường tiêu thụ. Song song đó là thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020” và ưu tiên triển khai hiệu quả các gói tài chính-kỹ thuật-thị trường của các nhóm sản phẩm đã được phê duyệt.
Kinh tế biên giới là lợi thế riêng khi An Giang có đường bộ lẫn đường sông tiếp giáp nước bạn Campuchia với hai cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên, các cửa khẩu quốc gia, nhiều cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở, tổng chiều dài hơn 90km. Cảng hàng hóa đường thủy Mỹ Thới, Bình Long năng lực bốc dỡ lớn, trong đó cảng Mỹ Thới được xếp thuộc nhóm cảng biển có năng lực bốc tàu hàng lên đến hàng chục nghìn tấn.
Hằng năm, ngành du lịch tỉnh ta thu hút hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến tham quan. Nhiều danh lam thắng cảnh, với di tích văn hóa, lịch sử như Mỹ Hòa Hưng, Óc Eo, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm, suối Vàng, Ô Tà Sóc... Đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Chính phủ công nhận khu du lịch quốc gia và Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia hàng chục năm qua. Đề án Phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới giai đoạn 2020-2030 cũng đã được đề ra nhằm tạo lợi thế khai thác và phát triển du lịch tâm linh, sinh thái cộng đồng, ẩm thực… tạo điểm đến hấp dẫn. Các làng Chăm theo tín ngưỡng Hồi giáo Islam với hệ thống thánh đường vô cùng đặc sắc, khu vực đầu nguồn sông Hậu của An Giang, những năm qua thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước…
Ưu đãi thu hút đầu tư:
An Giang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, với phương châm "Thủ tục nhanh gọn - kinh doanh an toàn - đầu tư hiệu quả - phát triển bền vững". Con số thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm 2016 đến nay, An Giang đã thu hút 211 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 45.353 tỷ đồng (trong đó 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 173 tỷ đồng). So với giai đoạn 2011-2015, số dự án tăng 20,57% (tăng 36 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư tăng gấp 1,2 lần (tăng 24.730 tỷ đồng).
Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ I - 2018, với quyết tâm cao nhất thu hút nguồn lực đầu tư vào An Giang, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan đã tổ chức các chuyến công tác vận động, mời gọi đầu tư tại các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến với An Giang. Một số kết quả bước đầu như sau: Tập đoàn FLC: Đăng ký đầu tư 03 dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn. Qui mô: 216,6 ha; Khu đất Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên, quy mô 1,63 ha; Khu đô thị Nam thành phố Long Xuyên, quy mô 181 ha (UBND tỉnh đã chấp thuận để Tập đoàn nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư). Tập đoàn Phú Cường: Khu đất Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên, quy mô 1,63 ha; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Cồn Phó Ba: quy mô từ 80 - 100 ha. Co.opmart: Khu thương mại, siêu thị tại thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới; Khu thương mại, siêu thị tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Tập đoàn TH: Dự án bò sữa công nghệ cao (20 nghìn ha) và vùng nguyên liệu hợp tác với nông dân (10 nghìn ha); Chuỗi giá trị lúa gạo kết hợp nhà máy dầu cám (quy mô 50 nghìn ha). Tập đoàn Trường Thành: Dự án Smart city Long Xuyên (giai đoạn 1) giám sát an ninh, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý thông tin đô thị; Dự án Trung tâm Văn hóa thành phố Long Xuyên: Quy mô 1,63 ha; Dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Cồn Phó Ba: quy mô khoảng 70 ha; Dự án Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh: Quy mô khoảng 250 ha. Tập đoàn Xuân Thiện Ninh Bình: Có nhu cầu diện tích đất khoảng 3.000 ha để đầu tư sản xụất sản phẩm sinh khối (biomass) từ cây siêu cao lương xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Có 23 dự án ở năm lĩnh vực đủ điều kiện để UBND tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư là: Nông nghiệp; thương mại - dịch vụ - du lịch; công nghiệp; xây dựng - đô thị; y tế với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 32.423 tỷ đồng. Ngoài ra, tại Hội nghị dự kiến tỉnh ta sẽ ký cam kết đầu tư với 05 nhà đầu tư, trong đó, có 03 dự án của 03 tập đoàn lớn, có thế mạnh về nông nghiệp, phát triển đô thị, tổng vốn dự kiến là 25.665 tỷ đồng./.
HẢI THƯ
Những lợi thế riêng có của An Giang:
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) là hướng phát triển bền vững của An Giang nhằm phát huy các thế mạnh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất lúa - gạo, thủy sản. Đây được xem là hướng đi tất yếu đáp ứng yêu cầu hội nhập của tỉnh, nhất là trong thời điểm Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).
Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển NN ƯDCNC và Quyết định số 2163/QĐ-UBND về việc phát triển NN ƯDCNC tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước trên cơ sở phát triển đồng thời và đồng bộ 4 yếu tố: Quy hoạch vùng sản phẩm, lựa chọn công nghệ, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và mở rộng thị trường tiêu thụ. Song song đó là thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020” và ưu tiên triển khai hiệu quả các gói tài chính-kỹ thuật-thị trường của các nhóm sản phẩm đã được phê duyệt.
Kinh tế biên giới là lợi thế riêng khi An Giang có đường bộ lẫn đường sông tiếp giáp nước bạn Campuchia với hai cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên, các cửa khẩu quốc gia, nhiều cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở, tổng chiều dài hơn 90km. Cảng hàng hóa đường thủy Mỹ Thới, Bình Long năng lực bốc dỡ lớn, trong đó cảng Mỹ Thới được xếp thuộc nhóm cảng biển có năng lực bốc tàu hàng lên đến hàng chục nghìn tấn.
Hằng năm, ngành du lịch tỉnh ta thu hút hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến tham quan. Nhiều danh lam thắng cảnh, với di tích văn hóa, lịch sử như Mỹ Hòa Hưng, Óc Eo, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm, suối Vàng, Ô Tà Sóc... Đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Chính phủ công nhận khu du lịch quốc gia và Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia hàng chục năm qua. Đề án Phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới giai đoạn 2020-2030 cũng đã được đề ra nhằm tạo lợi thế khai thác và phát triển du lịch tâm linh, sinh thái cộng đồng, ẩm thực… tạo điểm đến hấp dẫn. Các làng Chăm theo tín ngưỡng Hồi giáo Islam với hệ thống thánh đường vô cùng đặc sắc, khu vực đầu nguồn sông Hậu của An Giang, những năm qua thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước…
Ưu đãi thu hút đầu tư:
An Giang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, với phương châm "Thủ tục nhanh gọn - kinh doanh an toàn - đầu tư hiệu quả - phát triển bền vững". Con số thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm 2016 đến nay, An Giang đã thu hút 211 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 45.353 tỷ đồng (trong đó 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 173 tỷ đồng). So với giai đoạn 2011-2015, số dự án tăng 20,57% (tăng 36 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư tăng gấp 1,2 lần (tăng 24.730 tỷ đồng).
Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ I - 2018, với quyết tâm cao nhất thu hút nguồn lực đầu tư vào An Giang, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan đã tổ chức các chuyến công tác vận động, mời gọi đầu tư tại các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến với An Giang. Một số kết quả bước đầu như sau: Tập đoàn FLC: Đăng ký đầu tư 03 dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn. Qui mô: 216,6 ha; Khu đất Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên, quy mô 1,63 ha; Khu đô thị Nam thành phố Long Xuyên, quy mô 181 ha (UBND tỉnh đã chấp thuận để Tập đoàn nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư). Tập đoàn Phú Cường: Khu đất Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên, quy mô 1,63 ha; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Cồn Phó Ba: quy mô từ 80 - 100 ha. Co.opmart: Khu thương mại, siêu thị tại thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới; Khu thương mại, siêu thị tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Tập đoàn TH: Dự án bò sữa công nghệ cao (20 nghìn ha) và vùng nguyên liệu hợp tác với nông dân (10 nghìn ha); Chuỗi giá trị lúa gạo kết hợp nhà máy dầu cám (quy mô 50 nghìn ha). Tập đoàn Trường Thành: Dự án Smart city Long Xuyên (giai đoạn 1) giám sát an ninh, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý thông tin đô thị; Dự án Trung tâm Văn hóa thành phố Long Xuyên: Quy mô 1,63 ha; Dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Cồn Phó Ba: quy mô khoảng 70 ha; Dự án Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh: Quy mô khoảng 250 ha. Tập đoàn Xuân Thiện Ninh Bình: Có nhu cầu diện tích đất khoảng 3.000 ha để đầu tư sản xụất sản phẩm sinh khối (biomass) từ cây siêu cao lương xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Có 23 dự án ở năm lĩnh vực đủ điều kiện để UBND tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư là: Nông nghiệp; thương mại - dịch vụ - du lịch; công nghiệp; xây dựng - đô thị; y tế với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 32.423 tỷ đồng. Ngoài ra, tại Hội nghị dự kiến tỉnh ta sẽ ký cam kết đầu tư với 05 nhà đầu tư, trong đó, có 03 dự án của 03 tập đoàn lớn, có thế mạnh về nông nghiệp, phát triển đô thị, tổng vốn dự kiến là 25.665 tỷ đồng./.
HẢI THƯ