Truy cập hiện tại

Đang có 185 khách và không thành viên đang online

Tin trong tỉnh

Khai mạc Hội nghị giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(TGAG)- Sáng nay 15-3, tại thành phố Long Xuyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức.
 

Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và tất cả các tỉnh khu vực ĐBSCL và các Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn khu vực.

Hội nghị giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL nhằm giúp các nhà chuyên môn, địa phương nhận định rõ nét hơn về hiện trạng, những vấn đề cần đặt ra trong quy trình phát triển, định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, một trong những mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu của đất nước và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL đã cùng cả nước góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Theo đó, giai đoạn 1989 đến 2012, xuất khẩu gạo tăng bình quân 14%/năm về lượng và 10% giá trị. Gạo Việt có mặt trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Diện tích trồng và năng suất tăng liên tục, sau 20 năm từ 1995 đến 2015 tăng từ 3,2 triệu ha lên 4,3 triệu ha vùng ĐBSCL…



Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn một số hạn chế như: Hiệu quả, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường lúa gạo còn thấp. Tỷ lệ thất thoát lúa gạo Việt lên đến 13,7%; tỷ lệ gạo trên 15% tấm tới 36%. Thứ hai thu nhập của nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL vẫn còn thấp. Thứ ba sản xuất thiếu tính bền vững, hiệu quả sử dụng vật tư đầu vào chưa cao và chưa kiểm soát được tác động tiêu cực đến môi trường… Để giải quyết vấn đề trên cần giải quyết đồng bộ 5 vấn đề chính sau: Quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, cơ giới hóa khó khăn. Tốc độ hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ sản phẩm còn chậm, gây khó khăn trong việc thu mua và kiểm soát chất lượng gạo. Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản chế biến nông sản còn thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Hoạt động phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu còn yếu. Thể chế và chính sách liên quan đến lúa gạo còn chậm thay đổi…

Hải Anh
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40208467