Tin trong tỉnh
An Giang thực hiện tốt các chính sách về lao động, người có công và xã hội
- Được đăng: Thứ sáu, 25 Tháng 12 2015 13:38
- Lượt xem: 3218
(TGAG)- Ngày 25-12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và 5 năm 2011-2015, phương hướng đến năm 2020 trên các lĩnh vực về chính sách về lao động, người có công và xã hội. Đầu cầu An Giang do Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Đặng Thị Hoa Rây chủ trì.
Đánh giá về công tác thực hiện những chính sách của Đảng, Nhà nước về lao động, người có công và xã hội, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt 6 lĩnh vực trọng tâm gồm: Công tác dạy nghề - việc làm, quan hệ lao động, an toàn vệ sinh lao động, chính sách ưu đãi người có công, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, cai nghiện phục hồi.
Phụ nữ dân tộc Chăm An Giang được thu hưởng nhiều chính sách lao động, việc làm
Theo đó, lĩnh vực dạy nghề và việc làm đã đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề, tỉnh An Giang đã có 35 cơ sở hoạt động dạy nghề hiệu quả, 5 trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm và một sàn giao dịch việc làm. Giai đoạn 2011-2015 đã tuyển sinh dạy nghề cho 139.126 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là 73.359 học viên; giải quyết việc làm mới cho 177.847 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị mức 4%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 26,2% (năm 2011) lên 36% (năm 2015) đạt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Các chính sách về người có công được thực hiện tốt, trong đó đáng chú ý là Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp tốt với Ủy ban Mặt trận tỉnh triển khai chương trình “Tổng ra soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng”, cùng Sở Xây dựng thực hiện Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Qua đó có 1.414 căn nhà được cất mới, sửa chữa 606 căn đối với hộ gia đình người có công, điều dưỡng thường xuyên cho hơn 17,5 nghìn lượt người, vận động 55,4 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ dịp lễ tết hơn 5,5 tỷ đồng/năm cho các đối tượng thụ hưởng, 15.940 người có công và thân nhân được mua, cấp thẻ bảo hiểm...
Giai đoạn tiếp theo, trên lĩnh vực LĐ-TB&XH, tỉnh An Giang tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, xây dựng hệ thống thị trường lao động... Tăng cường thanh kiểm tra công tác quản lý và chi trả trợ cấp, phòng ngừa và ngăn chặn tiêu cực trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng...
Đánh giá về công tác thực hiện những chính sách của Đảng, Nhà nước về lao động, người có công và xã hội, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt 6 lĩnh vực trọng tâm gồm: Công tác dạy nghề - việc làm, quan hệ lao động, an toàn vệ sinh lao động, chính sách ưu đãi người có công, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, cai nghiện phục hồi.
Phụ nữ dân tộc Chăm An Giang được thu hưởng nhiều chính sách lao động, việc làm
Theo đó, lĩnh vực dạy nghề và việc làm đã đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề, tỉnh An Giang đã có 35 cơ sở hoạt động dạy nghề hiệu quả, 5 trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm và một sàn giao dịch việc làm. Giai đoạn 2011-2015 đã tuyển sinh dạy nghề cho 139.126 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là 73.359 học viên; giải quyết việc làm mới cho 177.847 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị mức 4%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 26,2% (năm 2011) lên 36% (năm 2015) đạt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Các chính sách về người có công được thực hiện tốt, trong đó đáng chú ý là Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp tốt với Ủy ban Mặt trận tỉnh triển khai chương trình “Tổng ra soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng”, cùng Sở Xây dựng thực hiện Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Qua đó có 1.414 căn nhà được cất mới, sửa chữa 606 căn đối với hộ gia đình người có công, điều dưỡng thường xuyên cho hơn 17,5 nghìn lượt người, vận động 55,4 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ dịp lễ tết hơn 5,5 tỷ đồng/năm cho các đối tượng thụ hưởng, 15.940 người có công và thân nhân được mua, cấp thẻ bảo hiểm...
Giai đoạn tiếp theo, trên lĩnh vực LĐ-TB&XH, tỉnh An Giang tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, xây dựng hệ thống thị trường lao động... Tăng cường thanh kiểm tra công tác quản lý và chi trả trợ cấp, phòng ngừa và ngăn chặn tiêu cực trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng...
Tin, ảnh: Hải Anh