Truy cập hiện tại

Đang có 355 khách và không thành viên đang online

Chính thức bỏ chế độ “viên chức suốt đời” từ 1/7/2020

(TGAG)- Chiều ngày 25/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức với 426/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,20% tổng số đại biểu Quốc hội.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức


Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Quy định kỷ luật “xóa tư cách chức vụ” của cán bộ nghỉ hưu

Luật quy định rõ: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Luật cũng quy định rõ chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ

Liên quan đến xếp loại chất lượng cán bộ, Luật quy định, căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ...

Theo luật, việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau: Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Bỏ chế độ “viên chức suốt đời”

Theo Luật vừa thông qua, thời hạn của hợp đồng làm việc sẽ kéo dài từ 36 tháng như Luật hiện hành lên 60 tháng và quy định một số trường hợp được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (như đối với người là cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức hoặc viên chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); bổ sung quy định trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức; trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng chưa ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết; sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật trước khi các đại biểu bấm nút thông qua, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, về thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới (khoản 2 Điều 2), có ý kiến đề nghị quy định theo hướng viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn tối đa hai lần sẽ ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn để bảo vệ quyền lợi của người lao động; thu hút lao động có trình độ cao, bảo đảm công bằng trong áp dụng chế độ viên chức, tương thích với quy định của Bộ luật Lao động.



Có ý kiến đề nghị kéo dài thời hạn của hợp đồng để phù hợp hơn với tính chất công việc tương đối ổn định của viên chức và tương ứng với quy định về thời gian bổ nhiệm, thời gian thực hiện một số loại công việc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định về thực hiện chế độ hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới trong dự thảo Luật là thể chế hóa Nghị quyết Trung ương.

Quy định này áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Luật này có hiệu lực (01/7/2020); viên chức đã được tuyển dụng trước đó cơ bản không có sự thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành.

Việc quy định như vậy là phù hợp với Điều 240 của Bộ luật Lao động hiện hành và Điều 220 của Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.

Phan Nguyên
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36708652