Hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo các tỉnh phía Nam
- Được đăng: Thứ tư, 25 Tháng 9 2019 15:25
- Lượt xem: 2337
(TGAG)- Ngày 25/9, tại TP. Long Xuyên, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo quý III-2019 và hội thảo khoa học “Quản lý nhà nước đối với nguồn lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay-thực trạng và giải pháp”. Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến chủ trì hội nghị, cùng trên 100 đại biểu đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, tỉnh An Giang và Ban Tôn giáo, Dân tộc 20 tỉnh, thành phố phía Nam tham dự.
Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến chủ trì hội nghị.
Chào mừng đại biểu dự hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến thông tin đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội, hoạt động của các tổ chức dân tộc, tôn giáo, tình hình biên giới ở An Giang. Tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo, phát huy các giá trị tích cực của tôn giáo trong quá trình phát triển của tỉnh; kịp thời đấu tranh xử lý và giải tán các hoạt động tôn giáo trái pháp luật...
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến phát biểu chào mừng hội nghị
Tại hội nghị tập trung đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đánh giá mặt tích cực, hạn chế của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP; thảo luận về thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước đối với nguồn lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; định hướng phát huy nguồn lực của tôn giáo trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Hội thảo làm rõ hơn quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 180-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy nguồn lực của tôn giáo trong phát triển đất nước; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề chung về nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đánh giá thực trạng nguồn lực của các tổ chức tôn giáo trên các lĩnh vực; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước nguồn lực tôn giáo; về hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý để phát huy nguồn lực các tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước.
Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ: Trong quý III-2019, tình hình tôn giáo tại 20 tỉnh, thành phố phía Nam cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật và danh mục hoạt động tôn giáo. Đặc biệt ngày 9-8-2019, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với sự tham gia của 126 vị đại diện lãnh đạo, chức sắc, chức việc của 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo. Cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với các chức sắc, chức việc diễn ra trong không khí hân hoan cởi mở, đối thoại, trên tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, tạo sự lan toả trong xã hội và dư luận tích cực trong các tôn giáo, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Tại Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có 58 vị chức sắc, chức việc được cử vào Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024. Các hoạt động như thuyên chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc, hội nghị các phái Cao đài; tĩnh tâm, bồi linh của đạo Công giáo và Tin lành đều có thông báo, đăng ký, xin phép theo quy định; các lễ hội của các tôn giáo đều được tổ chức trang trọng đáp ứng nhu cầu tâm linh của người có đạo. Trong đó, Giáo phận Long Xuyên trao quyết định thuyên chuyên 46 Linh mục trong toàn giáo phận; thông báo sai phạm của Linh mục Trần Đình Long hoạt động tôn giáo có tính chất mê tín dị đoan tại điểm lễ Lòng Thương Sót (ở TP. Hồ Chí Minh)….
Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà nhấn mạnh: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Nội vụ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phía Nam đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng. Luật tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tuyên truyền và thực hiện tại cơ sở; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được nâng lên, bảo đảm môi trường xã hội hòa hợp tôn giáo, hòa hợp dân tộc, ổn định và phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tăng cường.
Đại biểu các tỉnh phía Nam phát biểu tại hội thảo chiều cùng ngày.
Theo Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính phủ: Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuần túy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Qua đó, từng bước ngăn chặn sự xâm nhập của các biểu hiện mê tín dị đoan, hiện tượng “tà đạo”, “đạo lạ” và hoạt động của thế lực xấu, phản động, cực đoan lợi dụng vấn đề tôn giáo vào mục đích chính trị chống phá Đảng, chính quyền nhân dân. Các ý kiến đề xuất tại hội thảo và hội nghị mang tính định hướng, góp phần nhìn nhận đúng, khách quan về nguồn lực của tôn giáo; qua đó tăng cường các giải pháp quản lý nhà nước đối với nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới. Không để đối tượng xấu lợi dụng, kích động lối kéo giáo dân, bà con tín đồ gây rối an ninh, trật tự...
Tin, ảnh: HẠNH CHÂU
Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến chủ trì hội nghị.
Chào mừng đại biểu dự hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến thông tin đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội, hoạt động của các tổ chức dân tộc, tôn giáo, tình hình biên giới ở An Giang. Tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo, phát huy các giá trị tích cực của tôn giáo trong quá trình phát triển của tỉnh; kịp thời đấu tranh xử lý và giải tán các hoạt động tôn giáo trái pháp luật...
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến phát biểu chào mừng hội nghị
Tại hội nghị tập trung đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đánh giá mặt tích cực, hạn chế của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP; thảo luận về thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước đối với nguồn lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; định hướng phát huy nguồn lực của tôn giáo trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Hội thảo làm rõ hơn quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 180-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy nguồn lực của tôn giáo trong phát triển đất nước; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề chung về nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đánh giá thực trạng nguồn lực của các tổ chức tôn giáo trên các lĩnh vực; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước nguồn lực tôn giáo; về hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý để phát huy nguồn lực các tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước.
Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ: Trong quý III-2019, tình hình tôn giáo tại 20 tỉnh, thành phố phía Nam cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật và danh mục hoạt động tôn giáo. Đặc biệt ngày 9-8-2019, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với sự tham gia của 126 vị đại diện lãnh đạo, chức sắc, chức việc của 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo. Cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với các chức sắc, chức việc diễn ra trong không khí hân hoan cởi mở, đối thoại, trên tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, tạo sự lan toả trong xã hội và dư luận tích cực trong các tôn giáo, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Tại Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có 58 vị chức sắc, chức việc được cử vào Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024. Các hoạt động như thuyên chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc, hội nghị các phái Cao đài; tĩnh tâm, bồi linh của đạo Công giáo và Tin lành đều có thông báo, đăng ký, xin phép theo quy định; các lễ hội của các tôn giáo đều được tổ chức trang trọng đáp ứng nhu cầu tâm linh của người có đạo. Trong đó, Giáo phận Long Xuyên trao quyết định thuyên chuyên 46 Linh mục trong toàn giáo phận; thông báo sai phạm của Linh mục Trần Đình Long hoạt động tôn giáo có tính chất mê tín dị đoan tại điểm lễ Lòng Thương Sót (ở TP. Hồ Chí Minh)….
Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính Phủ Bùi Thanh Hà nhấn mạnh: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Nội vụ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phía Nam đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng. Luật tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tuyên truyền và thực hiện tại cơ sở; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được nâng lên, bảo đảm môi trường xã hội hòa hợp tôn giáo, hòa hợp dân tộc, ổn định và phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tăng cường.
Đại biểu các tỉnh phía Nam phát biểu tại hội thảo chiều cùng ngày.
Theo Phó Trưởng ban, Ban Tôn giáo Chính phủ: Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuần túy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Qua đó, từng bước ngăn chặn sự xâm nhập của các biểu hiện mê tín dị đoan, hiện tượng “tà đạo”, “đạo lạ” và hoạt động của thế lực xấu, phản động, cực đoan lợi dụng vấn đề tôn giáo vào mục đích chính trị chống phá Đảng, chính quyền nhân dân. Các ý kiến đề xuất tại hội thảo và hội nghị mang tính định hướng, góp phần nhìn nhận đúng, khách quan về nguồn lực của tôn giáo; qua đó tăng cường các giải pháp quản lý nhà nước đối với nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới. Không để đối tượng xấu lợi dụng, kích động lối kéo giáo dân, bà con tín đồ gây rối an ninh, trật tự...
Tin, ảnh: HẠNH CHÂU