Truy cập hiện tại

Đang có 346 khách và không thành viên đang online

Tình hình thế giới, khu vực năm 2020, tác động trước mắt và lâu dài đối với Việt Nam

(TUAG)- Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, tác động cả trước mắt và lâu dài đối với nước ta.

Một là, các nước lớn tập trung xử lý những khó khăn trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, tình hình nội trị diễn biến phức tạp.

Trung Quốc có dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng kinh tế, dự báo GDP 2020 tăng 4,5%. Tăng cường xử lý tham nhũng, tăng cường toàn diện sức mạnh quốc gia, gia tăng tự tin dân tộc, hiện thực hóa 02 mục tiêu 100 năm. Tuy nhiên, nhiều thách thức mới từ môi trường quốc tế, vấn đề Hồng Công, Đài Loan, thiên tai, dịch bệnh…rất phức tạp và các vấn đề phát triển không đồng đều vẫn nổi cộm. Về đối ngoại, tiếp tục thể hiện cứng rắn trong các vấn đề “lợi ích cốt lõi”, thúc đẩy Sáng kiến Vành đai, Con đường; cải thiện quan hệ với các nước châu Á và châu Âu.

Với Mỹ, sức mạnh tổng hợp quốc gia suy giảm tương đối so với các cường quốc khác. Kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực do thâm hụt ngân sách cao; đồng thời phải nhận thêm 03 “đòn chí mạng”, đó là sự bùng phát đại dịch COVID-19, bạo loạn trong nước và sự nghi ngờ, xa lánh của đồng minh. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra kịch tính, bộc lộ rõ “góc khuất” của nền dân chủ kiểu Mỹ, phơi bày những rạn nứt, mâu thuẫn, chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Đây sẽ tiếp tục là thách thức, cản lực lớn mà chính quyền Mỹ phải vượt qua để lấy lại vai trò và ảnh hưởng của một siêu cường đứng đầu thế giới.

Với Nga, những khó khăn về kinh tế đã dẫn đến một số dấu hiệu căng thẳng cục bộ trong xã hội, thể hiện qua các cuộc biểu tình ở thành Kha-ba-rốp vào tháng 7, 8. Tuy nhiên, việc Nga tiến hành sửa đổi Hiến pháp mở đường cho việc Tổng thống Pu-tin có thể tiếp tục nắm quyền và những thành công trong việc nghiên cứu vắc xin phòng ngừa dịch COVID-19 mang đến nhiều yếu tố tích cực, củng cố, làm gia tăng uy tín, vị thế của Tổng thống Pu-tin, giảm sức ép bao vây, cấm vận từ Mỹ và phương Tây.

Hai là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường an ninh toàn cầu.

Trọng tâm là căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung trên nhiều lĩnh vực, dưới dạng “ăn miếng, trả miếng”, đối đầu quyết liệt. Trong vấn đề Hồng Kông, Mỹ đã hủy bỏ các hiệp định tương trợ tư pháp, ban hành các biện pháp cấm nhập cảnh với các quan chức hai bên. Mỹ liên tục gây sức ép lên Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Đài Loan qua kênh chính thức, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như hạn chế công nghệ của Trung Quốc, đóng cửa các viện Khổng Tử, áp đặt lệnh hạn chế hoạt động đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ, hủy chương trình hợp tác văn hóa giữa hai nước… Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì đối thoại, không để đổ vỡ quan hệ.

Quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục cọ xát, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Mỹ tìm cách vận động và gây sức ép để các nước châu Âu không hợp tác với Nga về năng lượng; triển khai 1000 quân đến Ba Lan, gia tăng sức ép an ninh ở phía Tây đối với Nga. Đồng thời, Mỹ và phương Tây gia tăng thúc đẩy tiến trình “dân chủ” đối với các nước còn lại trong không gian hậu Xô Viết, hòng thoát khỏi ảnh hưởng của Nga.

Quan hệ Trung - Ấn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy hai bên đạt được một số thỏa thuận nhằm giảm nguy cơ xung đột trực tiếp ở khu vực tranh chấp biên giới nhưng căng thẳng sẽ tiếp tục kéo dài do hai bên vẫn tăng cường binh sĩ và vũ khí tới khu vực biên giới.

Ba là, tình hình Đông Nam Á cơ bản ổn định; tuy nhiên tình hình nội trị một số nước phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Kinh tế Lào rất khó khăn, thu ngân sách suy giảm, nợ nước ngoài tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ mất tự chủ về chính trị, độc lập về kinh tế. Cam-pu-chia tập trung đối phó với khó khăn kinh tế (GDP năm 2020 giảm 2%); sức ép dân chủ, nhân quyền của Mỹ và phương Tây và sự chống phá của lực lượng đối lập gia tăng; tiếp tục xác định Trung Quốc là ưu tiên số 01 cùng với thúc đẩy liên kết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…

Nội bộ Thái Lan rất phức tạp, liên tục diễn ra các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, sửa đổi Hiến pháp và yêu cầu Thủ tướng từ chức. Mi-an-ma, giao tranh giữa quân đội Chính phủ và phiến quân phức tạp. Phi-lip-pin đối diện với nguy cơ bất ổn an ninh mới sau 02 vụ đánh bom ở đảo Giô-lô. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tiếp tục tranh cãi về chủ quyền; Ma-lai-xi-a gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản đối yêu sách chủ quyền của Phi-lip-pin đối với bang Xa-bát của Ma-lai-xi-a.

Bốn là, xung đột leo thang căng thẳng tại nhiều khu vực

Đối thoại Mỹ-Triều tiếp tục bế tắc. Mỹ một mặt yêu cầu Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, mặt khác mềm mỏng để khuyến khích Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.

Bê-la-rút rơi vào khủng hoảng chính trị và bất ổn kéo dài. Ngày 09/8/2020, trong cuộc bầu Tổng thống mới, ông Lu-ca-xen-cô tái đắc cử với 80,23% số phiếu; tuy nhiên phe đối lập dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, phương Tây đã tiến hành biểu tình quy mô lớn nhằm lật đổ chính quyền Lu-ca-xen-cô. Thực chất đây là một dạng của “cách mạng màu” mà Phương Tây đã áp dụng tại một số quốc gia trong không gian hậu Xô-Viết.

Các điểm nóng ở Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi; xung đột biên giới Trung-Ấn, Ác-mê-ni-a và A-giắc-bai-dan…căng thẳng gia tăng. Việc Ít-ra-en và UAE bình thường hóa quan hệ góp phần thúc đẩy xu hướng cải thiện quan hệ giữa Ít-ra-en và một số nước Ả-rập, làm thay đổi tập hợp lực lượng ở khu vực Trung Đông và làm suy yếu đi sự ủng hộ của các nước Ả-rập đối với Pa-lét-xtin. Chiến sự tại Xi-ry tiếp tục căng thẳng với hàng loạt các vụ không kích, bắn tên lửa của Ít-ra-en; Nga tiến hành không kích vào phiến quân ở tỉnh Ít-líp. Vấn đề hạt I-ran trở lên nóng bỏng khi Mỹ tiếp tục kích hoạt các lệnh trừng phạt, từ chối họp thượng đỉnh theo đề nghị của Nga và việc “cha đẻ” chương trình hạt nhân của I-ran bị ám sát.

P.TT (tổng hợp)
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37058606