Truy cập hiện tại

Đang có 194 khách và không thành viên đang online

Tương lai nào cho U-crai-na sau thỏa thuận Minsk-2?

Sau ngày 5-9-2014 đến thời điểm trước khi có các cuộc đàm phán ở Min-xcơ ngày 11-2-2015, các bên trong cuộc nội chiến ở U-crai-na liên tục vi phạm Thỏa thuận Min-xcơ-1, khiến chiến sự ở vùng Đôn-bat leo thang tới mức nguy hiểm. Vì vậy, dư luận có cơ sở để đặt ra câu hỏi: liệu Thỏa  thuận Min-xcơ-2 có phải là cơ hội lịch sử để lập lại hòa bình ở U-crai-na hay không?
Trên cơ sở Thỏa  thuận Minsk-1 do Nhóm tiếp xúc về U-crai-na (gồm đại diện Cộng hòa Nhân dân Donetsk-DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk-LPR tự xưng, U-crai-na, Tổ chức hợp tác và an ninh Châu Âu và Nga) ký kết ngày 5-9-2014, ngày 12-2-2015 nguyên thủ 4 nước trong Nhóm Noc-man-di, gồm Tổng thống Nga V.Pu-tin, Tổng thống Pháp F.Hô-lăng,  Thủ tướng Đức A.Mec-ken và Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô đạt được Thỏa thuận Min-xcơ-2 với hai nội dung là Tuyên bố chung của nguyên thủ 4 nước Nga, Đức, Pháp và U-crai-na và Tổng thể các biện pháp thực thi các thỏa thuận ngừng bắn.
Sau ngày 5-9-2014 đến thời điểm trước khi có các cuộc đàm phán ở Min-xcơ ngày 11-2-2015, các bên trong cuộc nội chiến ở U-crai-na liên tục vi phạm Thỏa thuận Min-xcơ-1, khiến chiến sự ở vùng Đôn-bat leo thang tới mức nguy hiểm. Vì vậy, dư luận có cơ sở để đặt ra câu hỏi: liệu Thỏa  thuận Min-xcơ-2 có phải là cơ hội lịch sử để lập lại hòa bình ở U-crai-na hay không? 


Ý nghĩa quan trọng của Thỏa  thuận Min-xcơ-2
Phân tích nội dung của Thỏa thuận Min-xcơ-2, gồm Tuyên bố chung của Nhóm Noc-măng-di và Tổng thể các biện pháp thực thi các thỏa thuận này, có thể rút ra mấy ý nghĩa quan trọng của hai văn kiện này.
Một là, trên cơ sở Thỏa  thuận Min-xcơ-2, ngày 17-02-2015 Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (HDBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 2202 về U-crai-na ủng hộ và kêu gọi các bên thực thi các nội dung đã cam kết, trong đó khẳng định “tôn trọng đầy đủ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na”. Như vậy,Thỏa thuận Min-xcơ-2 cũng như Nghị quyết 2202 HDBA LHQ đã hoàn toàn bác bỏ mọi cáo buộc của các nước Phương Tây và Chính quyền Ki-ep về cái gọi là “Nga xâm lược U-crai-na” bởi chính Mat-xcơ-va luôn tuyên bố tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na. Theo Tổng thống V.Pu-tin, Thỏa thuận Min-xcơ-2 không chỉ là kết quả của các cuộc đàm phán cấp cao 4 bên, mà còn được đưa vào Nghị quyết của HDBA LHQ và nhận được sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng quốc tế. Do đó, việc thực thi một cách đầy đủ Thỏa  thuận Min-xcơ-2 là con đường đúng đắn nhất để thúc đẩy hòa bình tại U-crai-na.
Hai là, Tuyên bố chung Min-xcơ ngày 12-2-2015 bày tỏ sự tin tưởng chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng ở U-crai-na chỉ có thể được giải quyết thông qua các giải pháp hòa bình. Điều 1 của Tổng thể các biện pháp thực thi Thỏa thuận Min-xcơ-2 yêu cầu ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức, tạo điều kiện cho các nỗ lực tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung của Nhóm Noc-măng-di. Những nội dung này đã được Nghị quyết 2202 ghi nhận, vừa khẳng định Nga không có ý đồ “xâm lược U-crai-na”, vừa loại bỏ khả năng của Mỹ và NATO tiếp tục viện trợ vũ khí nóng cho Quân đội U-crai-na, ngăn chặn cuộc nội chiến ở quốc gia này leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
Ba là, Tuyên bố chung thể hiện quan điểm sẽ cam kết các nước Châu Âu và Nga xây dựng không gian kinh tế và nhân đạo chung từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương trên cơ sở tôn trọng đầy đủ luật quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức hợp tác và an ninh Châu Âu (OSCE), mở ra triển vọng cải thiện quan hệ EU-Nga hướng tới xây dựng không gian kinh tế thống nhất trên lục địa Á-Âu.
Bốn là, một khi thực hiện nghiêm túc Điều 4 sẽ đem lại quyền độc lập tự trị nhiều hơn cho hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ. Quyền này còn được khẳng định tại Điều 9 của Tổng thể các biện pháp nhằm sửa đổi Hiến pháp U-crai-na vào cuối năm 2015, trong đó sẽ xác định quyền tự chủ nhiều hơn của hai tính Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ.
Năm là, Điều 10 về việc rút quân đội nước ngoài và các lực lượng vũ trang phi pháp ra khỏi U-crai-na có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lập lại hòa bình ở U-crai-na vì Tổng thống Nga V.Pu-tin đã từng tuyên bố, ở U-crai-na hiện nay đang có đội quân đánh thuê của NATO chiến đấu không vì lợi ích của U-crai-na mà là phục vụ mục tiêu đầy tham vọng của các thế lực bên ngoài.
 
Những rào cản khó vượt qua
Tuy có nhiều ý nghĩa quan trọng, nhưng Thỏa  thuận Min-xcơ-2 đang gặp phải những rào cản khó vượt qua. Một số điều kiện hòa bình hay ngừng bắn mà Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô đã cam kết theo Thỏa thuận Min-xcơ-2 là rất khó thực hiện như trao nhiều quyền hạn tự chủ hơn cho hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ và quyền này phải được ghi nhận trong Hiến pháp mới của U-crai-na. Trong điều kiện hiện nay, Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô không kiểm soát được Chính phủ do Thủ tướng U-crai-na A.Y-at-se-nhuc đứng đầu cũng như Quốc hội U-crai-na. Trước đó, ngày 25-1-2015, Hội đồng an ninh và quốc phòng của U-crai-na đã thông qua quyết định "Về các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với nguy cơ từ Nga và các biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố được Nga ủng hộ". Ngày 20-2-2015, nghĩa là sau khi đã có Thỏa  thuận Min-xcơ-2, Tổng thống P.Pô-rô-sen-cô đã ký Sắc lệnh phê chuẩn quyết định này và bắt đầu thực hiện. Như vậy, liệu Chính phủ và Quốc hội U-crai-na có công nhận quyền tự chủ của hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ hay không khi Sắc lệnh này lại coi nhân dân hai vùng đất này là khủng bố?
Trái với Điều 5 của Thỏa thuận Min-xcơ-2 và Phụ lục 1 của Nghị quyết số 2202 xác định việc ân xá, theo đó Chính quyền U-crai-na đảm bảo cấm truy tố và trừng phạt đối với các cá nhân liên quan tới các sự kiện tại hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ”, Chính quyền Ki-ep lại đang đề nghị cộng đồng quốc tế công nhận DPR và LPR là “các tổ chức khủng bố”.
Điều 8 của Thỏa  thuận Min-xcơ-2 xác định các hình thái khôi phục hoàn toàn kinh tế-xã hội ở DPR và LPR trong khuôn khổ luật pháp U-crai-na. Phụ lục 1 Nghị quyết 2202 cũng yêu cầu chính quyền Ki-ep phục hồi mối quan hệ kinh tế xã hội với hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ. Thế nhưng, Chính quyền U-crai-na lại yêu cầu Tổng thống P.Pô-rô-sen-cô ra sắc lệnh tiếp tục phong tỏa kinh tế gắt gao hơn đối với khu vực này.
Cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Rô-nan Ri-gân, chuyên gia kinh tế và là bình luận chính trị Mỹ, ông Pôn Crây Rô-bec (Paul Craig Roberts), khi nhận xét về các cuộc đàm phán ở Min-xcơ ngày 12-2-2015 đã đưa ra nhận định, Thỏa  thuận Min-xcơ-2 đứng trước nguy cơ thất bại vì không có sự tham gia của Mỹ, hơn nữa, Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô tuy là một thành viên tham gia đàm phán nhưng hoàn toàn chịu sự chi phối từ Oa-sinh-tơn.
Theo nhận định của Pôn Crây Rô-bec, một động thái có ý nghĩa then chốt là Quân đội chính quy của U-crai-na không thể kiểm soát được các lực lượng đánh thuê của NATO, các lực lượng phát xít mới và dân tộc cực đoan U-crai-na vốn là những lực lượng không hề muốn hòa bình ở U-crai-na. Đây chính là một trong những lý do khiến đại diện của DPR và LPR không ký vào Thỏa  thuận Min-xcơ-2. Họ chỉ ký khi sau khi được ổng thống Nga V.Pu-tin thuyết phục. Theo Pôn Crây Rô-bec, một khi điều kiện ngừng bắn không được thực hiện thì Mỹ lại đổ lỗi cho Tổng thống Nga V.Pu-tin và lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Đô-nhet-xcơ và Cộng hòa Nhân dân Lu-gan-xcơ mặc dù việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn này lại là do các lực lượng đánh thuê ở nước ngoài tiến hành.
Ngay sau khi Thỏa thuận Min-xcơ-2 vừa được ký kết, Hạ viện Mỹ đang xem xét Đạo luật cung cấp vũ khí cho U-crai-na trị gia 1 tỷ USD. Do đó, theo Pôn Crây Rô-bec, Mỹ đang chuẩn bị phát động một giai đoạn mới của “chiến dịch chống khủng bố” ở U-crai-na thông qua 3 lực lượng do Mỹ kiểm soát. Đó là, (1) các tiểu đoàn tình nguyện của các lực lượng dân tộc cực đoan và phát xít mới, Mỹ coi lực lượng này đóng vai trò then chốt trong sức mạnh quân sự của U-crai-na; (2) các tiểu đoàn viễn chinh đánh thuê gồm binh sỹ người Ba Lan, U-crai-na và Lit-va; (3) các công ty quân sự tư nhân như Công ty ASBS Othago của Ba Lan và hai Công ty “Academi” và “"Greystone" của Mỹ là những lực lượng đã từng hoạt động trong cuộc nội chiến U-crai-na. Các chuyên gia chiến lược quân sự Mỹ coi quân đội chính quy của U-crai-na chỉ là thê đội hai, cần được huấn luyện và trang bị lại.
Như vậy, theo giới phân tích, rất có thể khi ký cam kết Thỏa thuận Min-xcơ-2, Tổng thống U-crai-na P.Pô-rô-sen-cô chỉ tận dụng đó như là một “khoảng ngừng bắn chiến thuật” để bố trí lại và tăng cường lực lượng sau những thất bại liên tiếp vừa qua như để mất sân bay Đô-nhet-xcơ và bị bao vây trong “lò nướng” ở thị trấn có ý nghĩa chiến lược Đê-ban-xe-vơ, để tính kế cho một cuộc tấn công tiếp theo trong thời gian tới. Do đó, Thỏa  thuận Min-xcơ-2 chỉ có thể tạo ra được sự ngừng bắn tạm thời, sau đó sẽ diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt trên quy mô rộng hơn.
 
Những kịch bản có thể
Ngừng bắn nhằm lập lại hòa bình. Nước Nga cũng như lãnh đạo DPR và LPR luôn chủ trương giải quyết xung đột thông qua đối thoại và hiện nay nguyên thủ các nước Châu Âu cũng đã nhận thức được điều đó và ủng hộ quan điểm của Mat-xcơ-va. Quan điểm đó cũng đã nhận được sự ủng hộ của HDBA LHQ, tạo cơ sở cho một kịch bản nhằm lập lại hòa bình ở U-crai-na. Kịch bản này phụ thuộc vào thiện chí và ý chí chính trị của các bên có liên quan, xuất phát từ tình hình thực tế ở U-crai-na.
Nội chiến leo thang thành xung đột quốc tế. Do chủ trương của Mỹ và “phái chủ chiến” ở Ki-ep, nội chiến ở U-crai-na sẽ bùng phát và leo thang với sự tham gia của lực lượng đến từ nhiều nước khác. Khi đó, cuộc nội chiến U-crai-na sẽ trở thành một cuộc xung đột vũ trang quốc tế. Với sự ủng hộ của “phái chủ chiến” trong chính quyền Ki-ep, Mỹ đang nỗ lực đẩy cuộc xung đột ở U-crai-na phát triển theo hướng này nhằm biến U-crai-na thành một tiền đồn để chống phá Nga. Còn chính quyền Ki-ep vẫn theo đuổi tham vọng “bình định” 2 tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ vì họ cho rằng một khi họ bị thất bại trong “chiến dịch chống khủng bố” thì hệ thống chính trị ở Ki-ep sẽ sụp đổ. Do đó, họ vẫn cố “đâm lao phải theo lao” và dấn thân vào một cuộc chiến với ảo tưởng giành thắng lợi.
Trong khi đó, DPR và LPR cũng sẽ xây dựng được những lực lượng mạnh, có đủ khả năng đập tan các đòn tấn công của quân chính phủ U-crai-na và sẽ tiếp tục chuyển sang phản công nhằm mục tiêu tối thiểu là đánh bại các lực lượng của chính phủ Ki-ep trong hai tỉnh Đô-nhet-xcơ và Lu-gan-xcơ và đẩy lùi chiến tuyến ra khỏi tầm pháo kích của tên lửa và pháo nhằm vào các thành phố lớn ở khu vực này.
Sau khi nhận thấy thất bại về quân sự, Chính quyền U-crai-na có thể lao vào cuộc phiêu lưu thực hiện chủ trương quốc tế hóa xung đột, tạo cơ sở và điều kiện cho Mỹ và các nước NATO công khai can thiệp vào cuộc xung đột ở quốc gia này. Nếu không đạt được mục đích này, chính quyền Ki-ep sẽ phải chấp nhận đàm phán một lần nữa trên cơ sở những điều kiện mà DPR và LPR đưa ra mà các bên có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, hòa bình trong khu vực đông-nam U-crai-na sẽ được thiết lập trên nguyên tắc tương tự như ở Ap-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a.
Nội chiến leo thang thành chiến tranh lớn. Sau khi chính quyền Ki-ep thất bại trong chiến dịch tấn công sắp tới, Mỹ sẽ gia tăng viện trợ ồ ạt vũ khí trang bị cho chính quyền Ki-ep, sẽ đưa số lượng lớn chuyên gia và cố vấn quân sự vào U-crai-na và sẽ trực tiếp tham gia hoạt động chiến sự cùng với các lực lượng của các tổ chức quân sự tư nhân. Trong điều kiện đó, quân đội của DPR và LPR sẽ bị thiệt hại đáng kể, còn Nga buộc sẽ phải viện trợ kỹ thuật quân sự quy mô lớn, quân tình nguyện và cố vấn quân sự cho DPR và LPR, khiến quân đội chính phủ U-crai-na và quân đội nước ngoài sẽ bị thất bại.
Để giữ thể diện, Mỹ và các nước NATO sẽ  đưa quân chính quy vào tham chiến ở U-crai-na. Theo kịch bản này, Mỹ và NATO sẽ sử dụng không quân ném bom ồ ạt nhằm vào các lực lượng quân sự của DPR và LPR. Trong tình thế ấy, Nga không còn sự lựa chọn nào khác là sẽ phải đưa quân vào U-crai-na và đối phó với các đòn tấn công bằng không quân của Mỹ và NATO. Khi đó, cuộc nội chiến ở U-crai-na sẽ biến thành một cuộc đối đầu giữa NATO và Nga với hậu quả có thể dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đây có lẽ là kịch bản đã từng được Tổng thống Pháp F.Hô-lăng dự báo và ông gọi đó là “cuộc chiến tranh toàn diện”.
Như vậy cuộc nội chiến ở U-crai-na đang đặt U-crai-na, Mỹ và EU trước một sự lựa chọn: hoặc là chấp nhận thực tế khách quan hiện nay để thiết lập một nền hòa bình, hay là đưa Châu Âu dính líu vào một cuộc chiến tranh lớn với nguy cơ biến thành cuộc chiến tranh hạt nhân./.
 
Nguồn: BTGTW
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37060040