(TGAG)- Trước thềm chuyến thăm này, Nhà Trắng thông báo: “Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam và có các cuộc gặp cũng như thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về đường hướng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, kể cả về kinh tế, giao lưu nhân dân, an ninh, nhân quyền cũng như các vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm. Tổng thống cũng sẽ gặp thành viên của các tổ chức dân sự và đại diện các doanh nghiệp".
Ngày 11-3, tại Thủ đô Paris (Pháp), Viện Gabriel Péri, cơ quan nghiên cứu độc lập nổi tiếng của Pháp, đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lịch sử bầu cử sơ bộ tổng thống Mỹ, ngày “Siêu thứ Ba” được coi là cơ hội lớn nhất giúp quyết định ứng cử viên nào sẽ đại diện đảng của mình tiếp tục bước vào chặng đua cuối cùng giành lấy chiếc ghế chủ nhân của Nhà Trắng.
(TGAG)- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 đã khai mạc sáng 21-11-2015 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, mở đầu cho loạt các Hội nghị Cấp Cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác sẽ diễn ra trong hai ngày 21và ngày 22-11-2015. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Cả thế giới đã bàng hoàng trước thông tin về hàng loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra tại thủ Paris (Pháp) và một số điểm lân cận đêm 13-11 làm ít nhất 158 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Dư luận quốc tế tuần qua quan tâm nhiều đến một số sự kiện, tin tức nổi bật như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhật Bản; Khủng hoảng di cư ở châu Âu chưa đến hồi kết; Bán đảo Triều Tiên lại đứng trước căng thẳng mới…
Rời bỏ quê nhà tìm đường lánh nạn; loay hoay họp bàn tìm cách đối phó với vấn nạn di cư, khủng bố, những thách thức cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ; hay tăng cường vai trò trên "bàn cờ địa chính trị" toàn cầu… Thế giới tuần qua đã chứng kiến không ít sự kiện ghi dấu những hành trình gian nan như vậy.
Thế giới tuần qua đầy nghẹt những sự kiện chấn động. Mặc dù hai miền Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận bên “miệng hố chiến tranh”; nhưng vẫn còn đó một châu Âu đang phải gồng mình đối phó vấn nạn di cư; những vụ xả súng kinh hoàng tại Mỹ, Pháp và đe dọa khủng bố ở một số nước châu Âu…
Hai miền Triều Tiên leo thang bạo lực chưa từng thấy; Hy Lạp đối mặt với nguy cơ chia rẽ nội bộ; Thảm họa đẫm máu tại Thái Lan và Indonesia… là những tin tức quốc tế thu hút chú ý của dư luận.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967-8/8/2015) và trong bối cảnh người dân ASEAN đang trông đợi vào một Cộng đồng mang lại sự thịnh vượng bền vững sẽ chính thức hình thành vào cuối năm nay, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Jakarta.
Kỷ niệm 20 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28-7-1995 - 28-7-2015): ASEAN đang hướng tới hình thành Cộng đồng chung vào cuối năm 2015 trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực bên cạnh những thuận lợi còn xuất hiện nhiều biến động phức tạp. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh về tình hình nội khối ASEAN cũng như những định hướng lớn của ASEAN trong thời kỳ phát triển tiếp theo của Hiệp hội. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Ngày 20/6 hàng năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đại hội đồng Liên hợp quốc tiến hành kỷ niệm ngày quốc tế dành cho những người tị nạn, thông qua nhiều hành động nhằm nêu bật tình hình đặc biệt và cấp bách của hàng triệu người tị nạn.
Nga và EU tiếp diễn đối đầu; cộng đồng quốc tế phản ứng việc Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo trên biển Đông; lại xả súng nhằm vào người da màu tại Mỹ… là những tin tức thế giới nổi bật tuần qua.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc sau hai ngày làm việc tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, với một Tuyên bố chung đề cập tới nhiều vấn đề khu vực và thế giới. Tuyên bố của G7 được xem là khuôn khổ và định hướng hành động chung cho các nước trong khối trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu.