Truy cập hiện tại

Đang có 221 khách và không thành viên đang online

Làm theo gương Bác Hồ

Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(TGAG)- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về đạo đức, chủ yếu nói về đạo đức của người cán bộ đảng viên, trong đạo đức của người cán bộ đảng viên Người chú trọng đến nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo Bác trách nhiệm là phải gánh vác hoặc là nhận lấy về mình, ai cũng có trách nhiệm và mỗi người có một vai trò, vị trí trong mối quan hệ xã hội ví dụ như trách nhiệm trước đảng trước dân, trách nhiệm trước cơ quan trước đơn vị, trước gia đình… tinh thần trách nhiệm theo Bác khác với ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn trách nhiệm của con người từ đó chi phối hành động tự giác của con người, những người có nhận thức đúng đắn như vậy là người có tinh thần trách nhiệm cao và ngược lại người không có nhận thức đúng thì là người không có tinh thần trách nhiệm.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh người nêu lên toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, Người đề cập đến đạo đức công dân đến chuẩn mực đạo đức chung của mọi người. Trong nhiều bài nói bài viết của Người đề cập đến đạo đức công dân đến chuẩn mực đạo đức chung của mọi người và chuẩn mực đạo đức riêng cho từng ngành nghề lứa tuổi như thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, công an, quân đội, cảnh sát… và Người chỉ rõ đạo đức công dân là tuân theo Pháp luật, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, bảo vệ của công và tham gia bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh bàn nhiều đến đạo đức cán bộ, đảng viên, công chức cho nên yêu cầu cán bộ đảng viên phải có đạo đức cách mạng, khi bàn đến cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì Hồ Chí Minh bàn nhiều đến cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư của cán bộ, đảng viên vì người cho rằng họ là những người tiên tiến trong xã hội, phải đi trước để mọi người noi theo. Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên nổi bật 06 vấn đề sau đây:
  • Một là, suốt đời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng đó là điều chủ chốt nhất.
  • Hai là, ra sức làm việc cho Đảng giữ vững kỷ luật của Đảng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Ba là, đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên lên trước lợi ích cá nhân.
  • Bốn là, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân.
  • Năm là, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • Sáu là, luôn luôn tự phê bình và phê bình để cải tiến công tác của mình cùng đồng chí mình cùng tiến bộ.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm:

- Thứ nhất, tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, khi đảng giao việc gì bất kỳ to hay nhỏ phải tìm mọi cách làm đến nơi đến chốn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác theo lương tâm theo yêu cầu nội tâm của cá nhân mà đối với cán bộ đảng viên thì tự giác là một yêu cầu cao theo đúng lương tâm, nội tâm của cá nhân mình.

Càng nghiên cứu đến vấn đề này ta càng thấm thía không phải chúng ta vì cái gì cả, mà chúng ta vì lợi ích của nhân dân, làm việc cho có, cẩu thả, đánh trống bỏ dùi, dễ làm khó bỏ là không có tinh thần trách nhiệm. Bác nói làm việc mà cẩu thả làm cho có chuyện, đánh trống bỏ dùi là không có tinh thần trách nhiệm.

- Thứ ba, Người nói là tất cả cán bộ đảng viên công chức viên chức ở mọi địa vị, vị trí công tác trong mọi hoàn cảnh đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, Người nói rằng nghề nào cũng vinh quang, làm việc gì cũng phải cố gắng cũng phải chuyên tâm không chủ quan đại khái, không phi bì đứng núi này trong núi nọ, tìm mọi cách để chạy vào chỗ có nhiều bổng nhiều lộc, việc nhỏ mà hoàn thành tốt là có tinh thần trách nhiệm cao, việc lớn mà không hoàn thành thì càng không có tinh thần trách nhiệm.

- Thứ tư, Bác nói: Đảng, Chính phủ đề ra chính sách thì cán bộ nghiên cứu hiểu rõ, hiểu đúng để thực hiện cho đúng, đây là yêu cầu rất đúng vì chủ trương chính sách của chúng ta nhiều quá và chưa nghiên cứu thấu đáo, chưa hiểu rõ cho nên chúng ta làm chưa đúng, lập kế hoạch rõ ràng tỉ mỉ và đặc biệt phải giải thích tuyên truyền cổ động quần chúng để mọi người hiểu và làm theo, cái này chúng ta vướng nhiều, cán bộ chúng ta hiện nay mệnh lệnh là chủ yếu, chúng ta chưa hiểu đầy đủ, ví dụ như chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, pháp luật nhà nước của nước ta có rất nhiều văn bản cho đến những người nghiên cứu kỹ mà hiểu cũng chưa thật đúng, cho nên những người khác chưa làm việc này chưa nghiên cứu có thể ta giải thích sai dẫn đến việc tuyên truyền vận động quần chúng không thực hiện được, lúng túng.

Bác nói để thực hiện đúng chủ trương chính sách cán bộ thì chẳng những phải chịu khó giải thích tuyên truyền mà còn phải bàn bạc hỏi ý kiến, gom góp ý kiến của quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng. Bác nói để dân hiểu rõ chủ trương, chính sách chẳng những giải thích, tuyên truyền mà còn phải bàn bạc với dân, nhất là vấn đề khó để dân hiến kế để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ, Bác nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trái lại với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu mệnh lệnh, theo Bác quan liêu là xa rời thực tế, xa rời nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng, bệnh quan liêu là nguy cơ của Đảng cầm quyền, đối với cán bộ đảng viên công chức, bệnh quan liêu dẫn tới chỉ biết mệnh lệnh không biết giải thích tuyên truyền, không sát công việc thực tế vấn đề này cũng không phải ít, chỉ biết mệnh lệnh không thực tế chỉ biết lo cho mình không quan tâm đến nhân dân đến đồng chí đồng nghiệp, trước mặt nhân dân thì lên quan cách mạng, miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ, độc đoán chuyên quyền, miệng nói phụng sự quần chúng nhưng chỉ muốn nhân dân phụng sự mình. Theo Hồ Chí Minh bệnh quan liêu mệnh lệnh dẫn đến hậu quả bệnh có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô và lãng phí. Nguyên nhân bệnh quan liêu là do xa dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không hiểu biết nhân dân và không yêu thương nhân dân.

- Thứ năm, tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng lo cho lợi ích cá nhân của mình không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, đó là mẹ đẻ ra mọi tính hư tật xấu như lười biếng, phi bì, rồi kêu căn kèn cựa, lãng phí tham ô kéo bè kéo cánh, nó là kẻ thù của cách mạng là nguồn gốc làm hư hỏng đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng ta, làm tha hóa đảng, làm cho đảng mất tính cách mạng, mất tính trí tuệ, mất tính đạo đức, thì không còn giữ được đúng bản chất của Đảng Cộng sản nữa và theo Người đây là những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của đảng do vậy kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân đây là việc làm cần thiết thường xuyên của người cộng sản, cho nên chỉnh đốn đảng trong nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chúng ta đang làm cũng bám vào tinh thần này, góp phần chống chủ nghĩa cá nhân và bảo vệ nền tảng tư tưởng đạo đức, bảo vệ bản chất của đảng làm cho đảng ta không bị thoái hóa, cán bộ không bị thoái hóa. Theo Hồ Chí Minh, chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gây go quyết liệt, lâu dài và gian khổ bởi vì chủ nghĩa cá nhân không lộ nguyên hình, bởi vì nó ẩn náo trong tư tưởng, trong suy nghĩ của mỗi cá nhân trong hành vi của cá nhân đó, nó nằm trong chính chúng ta chỉ khi hành động ra mới biết được. Bác Hồ ví tư tưởng cộng sản phải được rèn luyện gian khổ mới có được, còn tư tưởng cá nhân ví như là hoa dại nó sinh sôi nảy nở rất là dễ nếu chúng ta không có rèn luyện không có tu dưỡng thì chắc chắn chủ nghĩa cá nhân càng ngày càng nảy nở, còn tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đối với đảng và người coi đây như là kẻ thù chúng ta phải chiến thắng, ba nguy cơ đối với Đảng theo Bác là ba nguy cơ này: thứ nhất là chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc, thứ hai là thói quen và truyền thống lạc hậu và thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, trong điều kiện hiện nay để chống lại thói quen và truyền thống lạc hậu là không phải dễ, để chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay chúng ta cũng phải làm kiên quyết.

Về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng và theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc thứ hai là xây đi đôi với chống, nguyên tắc thứ ba tu dưỡng đạo đức suốt đời. Đây là ba nguyên tắc của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo người nói đi đôi với làm là nhận thức đi đôi với hành động, nói đi đôi với làm cần có sự cố gắng bền bỉ quyết tâm thì mới thực hiện được, bất kỳ công việc to hay nhỏ đã nói là phải làm mà muốn đạt được cần phải có sự bền bỉ và quyết tâm rất lớn. Nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc là thước đo của việc nói đi đôi với làm, đối với cán bộ đảng viên công chức nói đi đôi với làm là tấm gương để quần chúng noi theo, nói đi đôi với làm thứ nhất phải nói đúng chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước không được xuyên tạc hiểu sai và nói sai. Trong thực tiễn không phải không có chuyện này, nói đi đôi với làm là không được nói một đằng làm một nẻo, làm thế nào nói đúng thế ấy, nói đi đôi với làm là nói phải làm chứ không được nói mà không làm, hứa mà không làm, nhất là cán bộ chúng ta hay vướng cái này. Hồ Chí Minh nói: đã nói là phải làm, hứa phải làm không được hứa rồi không làm./.

P.TTCTTG
___________
(Trích lược ghi bài phát biểu của đồng chí Mai Văn Ninh
- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương).


Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37038208