Truy cập hiện tại

Đang có 107 khách và không thành viên đang online

Hoạt động khoa giáo

Tổng kết công tác dạy và học tiếng dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang

(TGAG)- Sáng ngày 30-5-2017, tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Phú; Sở Giáo dục và Đào tạo An giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác dạy và học tiếng dân tộc Chăm.
 

Đến dự có ông Trần Tuấn Khanh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An giang; Lãnh đạo các phòng Giáo dục Tiểu học, Phòng giáo dục Trung học và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Lâm- Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Châu Phú, Lãnh đạo phòng giáo dục thị xã Tân Châu và huyện Châu Phú cùng  lãnh đạo các phòng giáo dục và đào tạo các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh cùng các giáo viên trí thức, chức sắc dạy tiếng Chăm.

Hội nghị đã đánh giá kết quả công tác dạy và học tiếng dân tộc Chăm của Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo; Kết quả dạy và học tiếng dân tộc Chăm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Châu và huyện Châu Phú từ khi triển khai cho đến nay xung quanh các nội dung: Chương trình, điều kiện dạy và học tiếng dân tộc Chăm, các chính sách hỗ trợ đối với giáo viên tham gia giảng dạy tiếng dân tộc Chăm; những đề xuất kiến kiến nghị của trường Tiểu học D Khánh Hòa huyện Châu Phú và Tiểu học D Châu Phong thị xã Tân Châu.

Cộng đồng người Chăm ở An giang  khoảng 14.000 người sống quần cư tại các huyện Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Châu Thành, người chăm ở An Giang đa số sử dụng tiếng Chăm gốc Mã Lai, Trong năm học 2016-2017 dạy tiếng dân tộc Chăm cho học sinh Tiểu học ở hai huyện Châu Phú, thị xã Tân Châu, tổng số 5 lớp với 108 học sinh. Tại hội nghị Phòng Giáo dục Châu Phú và Tân Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hỗ trợ, tổ chức biên soạn chương trình Sách Giáo Khoa tiếng Chăm Nam Bộ riêng cho cộng đồng người Chăm Tây Ninh - An Giang, có chế độ chính sách đối người trực tiếp giảng dạy tiếng Chăm. Qua đó để Sở Giáo dục và Đạo tạo An giang có phương hướng trình Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành giáo trình, phương pháp giảng dạy, phân bổ giáo viên và chế độ đối người dạy tiếng dân tộc Chăm. Từ đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng mẹ đẻ của cộng đồng dân tộc Chăm và góp phần chống bỏ học ở các em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang./.

Nhẫn Nguyễn
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37154643