Hoạt động khoa giáo
Nhân lên niềm đam mê học sử
- Được đăng: Thứ sáu, 24 Tháng 4 2015 05:56
- Lượt xem: 2735
Những năm qua, việc giáo dục truyền thống, lịch sử luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục-đào tạo quan tâm. Nhiều chương trình vinh danh học sinh giỏi môn Lịch sử được tổ chức; các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia… đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sức hút của môn Lịch sử với người trẻ nói riêng, toàn xã hội nói chung.
130 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2015, được Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) vinh danh ngày 22/4, là một minh chứng sinh động về niềm yêu thích và nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc của thế hệ trẻ hôm nay. Thành tích học tập đó của các em phần nào phản ánh kết quả của quá trình đổi mới việc dạy và học môn Lịch sử đang được triển khai tích cực trong các nhà trường, kích thích sự đam mê, tinh thần hiếu học của học sinh. Đó còn là cơ sở, động lực để ngành giáo dục và đào tạo cùng các cấp, các ngành tiếp tục có những giải pháp, chính sách khuyến khích học sinh nói riêng, tuổi trẻ nói chung tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu lịch sử.
Những năm qua, việc giáo dục truyền thống, lịch sử luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục-đào tạo quan tâm. Nhiều chương trình vinh danh học sinh giỏi môn Lịch sử được tổ chức; các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia… đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sức hút của môn Lịch sử với người trẻ nói riêng, toàn xã hội nói chung.
Tuy vậy, thẳng thắn nhìn nhận, môn học Lịch sử vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với nhiều học sinh. Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học những năm gần đây có tỷ lệ không cao thí sinh chọn thi môn Lịch sử, khá nhiều bài thi đạt kết quả thấp; nhìn chung học sinh vẫn “ngại” học môn Lịch sử... Có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là phương pháp truyền thụ một chiều, thiếu sinh động, “nhồi nhét” kiến thức, giáo điều. Bên cạnh đó, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy còn nặng về kiến thức số liệu, sự kiện, thiếu hấp dẫn… cũng tạo tâm lý ngại học, ngại nghiên cứu môn Lịch sử.
Thay vì hô hào học sinh, sinh viên hãy yêu thích môn Lịch sử, ngành giáo dục- đào tạo, các cơ quan chức năng cần tăng cường đổi mới, tìm tòi những cách làm hay, phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh đến với môn học này. Để giúp các em học tốt môn Lịch sử, các thầy giáo, cô giáo cần “thắp” và “thổi” ngọn lửa đam mê về lịch sử, văn hóa quê hương, đất nước, dân tộc cho thế hệ trẻ. Thực tiễn một số địa phương, nhà trường đã có cách làm sáng tạo trong dạy và học Lịch sử, như mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử đến nói chuyện truyền thống, kết hợp đi dã ngoại về các địa danh lịch sử, tổ chức thi tìm hiểu truyền thống…, giúp học sinh thêm hào hứng học môn Lịch sử và dễ tiếp thu kiến thức. Hiệu quả thiết thực của cách làm này cho thấy, việc đổi mới và thu hút học sinh đến với môn Lịch sử không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục-đào tạo, mà cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Bác Hồ từng căn dặn: Dân ta phải biết sử ta,/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Kiến thức và các bài học lịch sử là những giá trị trường tồn, là hành trang tinh thần quý; môn học Lịch sử, những kiến thức về lịch sử có ý nghĩa và hiệu quả giáo dục cao, nhất là trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Lịch sử là thiết thực góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn cho thế hệ trẻ, giúp các em thêm tin tưởng, tự hào tiếp bước cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
130 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2015, được Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) vinh danh ngày 22/4, là một minh chứng sinh động về niềm yêu thích và nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc của thế hệ trẻ hôm nay. Thành tích học tập đó của các em phần nào phản ánh kết quả của quá trình đổi mới việc dạy và học môn Lịch sử đang được triển khai tích cực trong các nhà trường, kích thích sự đam mê, tinh thần hiếu học của học sinh. Đó còn là cơ sở, động lực để ngành giáo dục và đào tạo cùng các cấp, các ngành tiếp tục có những giải pháp, chính sách khuyến khích học sinh nói riêng, tuổi trẻ nói chung tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu lịch sử.
Tuyên dương và trao thưởng 6 học sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. |
Những năm qua, việc giáo dục truyền thống, lịch sử luôn được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục-đào tạo quan tâm. Nhiều chương trình vinh danh học sinh giỏi môn Lịch sử được tổ chức; các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia… đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sức hút của môn Lịch sử với người trẻ nói riêng, toàn xã hội nói chung.
Tuy vậy, thẳng thắn nhìn nhận, môn học Lịch sử vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với nhiều học sinh. Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học những năm gần đây có tỷ lệ không cao thí sinh chọn thi môn Lịch sử, khá nhiều bài thi đạt kết quả thấp; nhìn chung học sinh vẫn “ngại” học môn Lịch sử... Có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là phương pháp truyền thụ một chiều, thiếu sinh động, “nhồi nhét” kiến thức, giáo điều. Bên cạnh đó, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy còn nặng về kiến thức số liệu, sự kiện, thiếu hấp dẫn… cũng tạo tâm lý ngại học, ngại nghiên cứu môn Lịch sử.
Thay vì hô hào học sinh, sinh viên hãy yêu thích môn Lịch sử, ngành giáo dục- đào tạo, các cơ quan chức năng cần tăng cường đổi mới, tìm tòi những cách làm hay, phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh đến với môn học này. Để giúp các em học tốt môn Lịch sử, các thầy giáo, cô giáo cần “thắp” và “thổi” ngọn lửa đam mê về lịch sử, văn hóa quê hương, đất nước, dân tộc cho thế hệ trẻ. Thực tiễn một số địa phương, nhà trường đã có cách làm sáng tạo trong dạy và học Lịch sử, như mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử đến nói chuyện truyền thống, kết hợp đi dã ngoại về các địa danh lịch sử, tổ chức thi tìm hiểu truyền thống…, giúp học sinh thêm hào hứng học môn Lịch sử và dễ tiếp thu kiến thức. Hiệu quả thiết thực của cách làm này cho thấy, việc đổi mới và thu hút học sinh đến với môn Lịch sử không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục-đào tạo, mà cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Bác Hồ từng căn dặn: Dân ta phải biết sử ta,/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Kiến thức và các bài học lịch sử là những giá trị trường tồn, là hành trang tinh thần quý; môn học Lịch sử, những kiến thức về lịch sử có ý nghĩa và hiệu quả giáo dục cao, nhất là trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Lịch sử là thiết thực góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn cho thế hệ trẻ, giúp các em thêm tin tưởng, tự hào tiếp bước cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Đào Hồng (QĐND)