Hoạt động khoa giáo
An Giang phối hợp tỉnh Kandal phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 6 2023 14:08
- Lượt xem: 238
(TUAG)- An Giang và Campuchia có đường biên giới dài (104km), có nhiều đường mòn. Mỗi ngày có hàng ngàn lượt người, phương tiện, hàng hóa qua lại, nhưng ý thức về phòng, chống bệnh truyền nhiễm của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

“Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh và lan truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là các bệnh lây qua đường nước như: Tiêu chảy, thương hàn, tả, bệnh giun sán; bệnh lây qua đường hô hấp như: COVID-19, Cúm A, lao… và bệnh do véc-tơ truyền như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não vi rút… Do đó, cần thiết phải có sự phối hợp giữa 2 nước nói chung, giữa Sở Y tế tỉnh An Giang và Sở Y tế tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) trong lĩnh vực kiểm dịch Y tế biên giới, thông qua bản ghi nhớ giữa 2 tỉnh về công tác chia sẻ thông tin, công tác giám sát, phát hiện, xử lý để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường biên giới nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nước”-TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang chia sẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay, đối với các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung tuy cơ bản các nước đã và đang đang được tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là dịch COVID-19. Từ khi dịch được kiểm soát, tình hình người dân đi/đến từ các quốc gia qua mối quan hệ giao lưu, mua bán, du lịch gia tăng và diễn ra thường xuyên hàng ngày trong đó có người dân tỉnh An Giang-Việt Nam và người dân tỉnh Kandal -Vương quốc Campuchia.
Tại Hội thảo chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm và phối hợp hoạt động tại cửa khẩu giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal năm 2023, TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang đánh giá cao công tác y tế dự phòng của tỉnh Kandal thông qua 2 hệ thống theo dõi Mạng phản hồi cảnh báo sớm CamEWARN và hệ thống theo dõi SARI site. Đặc biệt, Campuchia có thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp từ tỉnh đến Trung tâm Y tế. Mô hình quản lý y tế của tỉnh Kandal có nét tương đồng với tỉnh An Giang. Thời gian tới, ngành Y tế An Giang sẽ tham quan học tập các mô hình này tại tỉnh Kandal. Riêng ngành Y tế An Giang vừa qua đã chính thức triển khai Trung tâm điều hành thông minh và cơ sở dữ liệu dùng chung chuyên ngành Y tế.

Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền cho biết: Năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, tỉnh tiếp tục tăng cường và phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, hàng hóa, phương tiện xuất, nhập cảnh qua biên giới theo quy định hiện hành từng thời điểm qua cửa khẩu. Đã kiểm dịch y tế người nhập cảnh 258.356 lượt người; xuất cảnh 268.148 lượt người. Kiểm dịch y tế phương tiện đường thủy xuất nhập cảnh hơn 28.000 lượt phương tiện; kiểm dịch y tế phương tiện đường bộ xuất nhập cảnh gần 4.323 lượt phương tiện... Có 83 trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 nhập cảnh test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính tại các cửa khẩu, cảng. Năm 2022, không phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nhóm A khác nhập cảnh cửa khẩu.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát bến bãi bốc dỡ hàng hóa tại cửa khẩu và giám sát người di chuyển nội địa đi qua và từ vùng có dịch đến khu vực cửa khẩu. Xử lý y tế phương tiện, hàng hóa. Đồng thời, thường xuyên thông tin, truyền thông các văn bản và biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ trong khu vực cửa khẩu. Quan tâm kiện toàn hệ thống kiểm dịch y tế biên giới đáp ứng yều cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong điều kiện mới. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tại khu vực cửa khẩu và với các lực lượng đối tác nước bạn trong công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại biên giới.
Chia sẻ tại hội thảo, BS Keam Pisethm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal (Campuchia) đánh giá cao công tác phối hợp kiểm dịch trên tuyến biên giới giữa hai bên thời gian qua. Đồng thời thông tin, Kandal có đường biên giới giáp An Giang 29km. Chỉ trong quý I/2023, hoạt động kiểm dịch tại cửa khẩu quốc tế Kaorm Sammor đã thực hiện kiểm tra sức khỏe cho gần 7.770 hành khách đường bộ và đường thủy, hơn 2.620 thuyền viên và 1.150 phương tiện. Tại cửa khẩu quốc tế Chrey Thom đã kiểm tra sức khỏe hơn 4.000 người nước ngoài nhập cảnh, gần 1.370 người xuất cảnh... Qua đó, đề xuất định kỳ hàng tháng, An Giang và Kandal sẽ tổ chức cuộc họp để trao đổi thông tin, liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hoặc mạng xã hội nhằm kịp thời ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trên tuyến biên giới. An Giang tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin kịp thời các bệnh truyền nhiễm mới cho phía Kandal, để ngăn chặn kịp thời; nỗ lực ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm mới, để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Tại hội thảo, 2 bên cùng chia sẻ thông tin tình hình các bệnh truyền nhiễm, các hoạt động kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới; giới thiệu mô hình quản lý hệ thống y tế; công tác đào tạo, tập huấn; công tác truyền thông. Đồng thời, nêu những khó khăn, thách thức, trong công tác kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu. Lãnh đạo Sở Y tế An Giang và Kandal cùng đánh giá, các bệnh truyền nhiễm mới nổi và lưu hành đang diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới. Đòi hỏi 2 tỉnh An Giang và Kandal cần có sự hợp tác, chia sẻ thông tin dịch bệnh kịp thời để có các biện pháp phòng chống hiệu quả.
An Giang và Kandal thống nhất tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền tỉnh Kandal của Campuchia về hoạt động kiểm dịch y tế; phòng, chống bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới như: cúm A H5N1, biến chủng mới COVID-19, dịch bệnh mới nổi. Phối hợp thu thập, cung cấp thông tin về các bệnh truyền nhiễm mới, dịch COVID-19; giám sát, phát hiện và xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập cảnh, quá cảnh...; định kỳ tổ chức họp trao đổi tình hình dịch bệnh. Đồng thời, sẽ cung cấp kinh nghiệm, kỹ thuật mới; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn giúp chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực cán bộ Y tế tại các cửa khẩu biên giới, nhằm nỗ lực ngăn chặn, khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm mới qua biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội giữa 2 bên.

“Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh và lan truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là các bệnh lây qua đường nước như: Tiêu chảy, thương hàn, tả, bệnh giun sán; bệnh lây qua đường hô hấp như: COVID-19, Cúm A, lao… và bệnh do véc-tơ truyền như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não vi rút… Do đó, cần thiết phải có sự phối hợp giữa 2 nước nói chung, giữa Sở Y tế tỉnh An Giang và Sở Y tế tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) trong lĩnh vực kiểm dịch Y tế biên giới, thông qua bản ghi nhớ giữa 2 tỉnh về công tác chia sẻ thông tin, công tác giám sát, phát hiện, xử lý để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường biên giới nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nước”-TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang chia sẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay, đối với các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung tuy cơ bản các nước đã và đang đang được tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là dịch COVID-19. Từ khi dịch được kiểm soát, tình hình người dân đi/đến từ các quốc gia qua mối quan hệ giao lưu, mua bán, du lịch gia tăng và diễn ra thường xuyên hàng ngày trong đó có người dân tỉnh An Giang-Việt Nam và người dân tỉnh Kandal -Vương quốc Campuchia.
Tại Hội thảo chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm và phối hợp hoạt động tại cửa khẩu giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal năm 2023, TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang đánh giá cao công tác y tế dự phòng của tỉnh Kandal thông qua 2 hệ thống theo dõi Mạng phản hồi cảnh báo sớm CamEWARN và hệ thống theo dõi SARI site. Đặc biệt, Campuchia có thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp từ tỉnh đến Trung tâm Y tế. Mô hình quản lý y tế của tỉnh Kandal có nét tương đồng với tỉnh An Giang. Thời gian tới, ngành Y tế An Giang sẽ tham quan học tập các mô hình này tại tỉnh Kandal. Riêng ngành Y tế An Giang vừa qua đã chính thức triển khai Trung tâm điều hành thông minh và cơ sở dữ liệu dùng chung chuyên ngành Y tế.

Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền cho biết: Năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, tỉnh tiếp tục tăng cường và phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, hàng hóa, phương tiện xuất, nhập cảnh qua biên giới theo quy định hiện hành từng thời điểm qua cửa khẩu. Đã kiểm dịch y tế người nhập cảnh 258.356 lượt người; xuất cảnh 268.148 lượt người. Kiểm dịch y tế phương tiện đường thủy xuất nhập cảnh hơn 28.000 lượt phương tiện; kiểm dịch y tế phương tiện đường bộ xuất nhập cảnh gần 4.323 lượt phương tiện... Có 83 trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 nhập cảnh test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính tại các cửa khẩu, cảng. Năm 2022, không phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nhóm A khác nhập cảnh cửa khẩu.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát bến bãi bốc dỡ hàng hóa tại cửa khẩu và giám sát người di chuyển nội địa đi qua và từ vùng có dịch đến khu vực cửa khẩu. Xử lý y tế phương tiện, hàng hóa. Đồng thời, thường xuyên thông tin, truyền thông các văn bản và biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ trong khu vực cửa khẩu. Quan tâm kiện toàn hệ thống kiểm dịch y tế biên giới đáp ứng yều cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong điều kiện mới. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tại khu vực cửa khẩu và với các lực lượng đối tác nước bạn trong công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại biên giới.
Chia sẻ tại hội thảo, BS Keam Pisethm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal (Campuchia) đánh giá cao công tác phối hợp kiểm dịch trên tuyến biên giới giữa hai bên thời gian qua. Đồng thời thông tin, Kandal có đường biên giới giáp An Giang 29km. Chỉ trong quý I/2023, hoạt động kiểm dịch tại cửa khẩu quốc tế Kaorm Sammor đã thực hiện kiểm tra sức khỏe cho gần 7.770 hành khách đường bộ và đường thủy, hơn 2.620 thuyền viên và 1.150 phương tiện. Tại cửa khẩu quốc tế Chrey Thom đã kiểm tra sức khỏe hơn 4.000 người nước ngoài nhập cảnh, gần 1.370 người xuất cảnh... Qua đó, đề xuất định kỳ hàng tháng, An Giang và Kandal sẽ tổ chức cuộc họp để trao đổi thông tin, liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hoặc mạng xã hội nhằm kịp thời ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trên tuyến biên giới. An Giang tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin kịp thời các bệnh truyền nhiễm mới cho phía Kandal, để ngăn chặn kịp thời; nỗ lực ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm mới, để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Tại hội thảo, 2 bên cùng chia sẻ thông tin tình hình các bệnh truyền nhiễm, các hoạt động kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới; giới thiệu mô hình quản lý hệ thống y tế; công tác đào tạo, tập huấn; công tác truyền thông. Đồng thời, nêu những khó khăn, thách thức, trong công tác kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu. Lãnh đạo Sở Y tế An Giang và Kandal cùng đánh giá, các bệnh truyền nhiễm mới nổi và lưu hành đang diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới. Đòi hỏi 2 tỉnh An Giang và Kandal cần có sự hợp tác, chia sẻ thông tin dịch bệnh kịp thời để có các biện pháp phòng chống hiệu quả.
An Giang và Kandal thống nhất tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền tỉnh Kandal của Campuchia về hoạt động kiểm dịch y tế; phòng, chống bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới như: cúm A H5N1, biến chủng mới COVID-19, dịch bệnh mới nổi. Phối hợp thu thập, cung cấp thông tin về các bệnh truyền nhiễm mới, dịch COVID-19; giám sát, phát hiện và xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập cảnh, quá cảnh...; định kỳ tổ chức họp trao đổi tình hình dịch bệnh. Đồng thời, sẽ cung cấp kinh nghiệm, kỹ thuật mới; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn giúp chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực cán bộ Y tế tại các cửa khẩu biên giới, nhằm nỗ lực ngăn chặn, khống chế tốt các bệnh truyền nhiễm mới qua biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội giữa 2 bên.
HẠNH CHÂU