Truy cập hiện tại

Đang có 102 khách và không thành viên đang online

Đảng Cộng sản Việt Nam qua 11 kỳ đại hội

(TGAG)- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 3-7/2/1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra đường lối giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của Cách mạng Việt Nam. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là đồng chí Trần Phú.

Kể từ đó đến nay, Đảng ta đã trải qua 11 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I

Diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935 tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự có 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các đảng bộ ở nước ngoài.

Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi và chống chiến tranh đế quốc.

Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư (TBT). Ban Chấp hành Trung ương (BCH.TW) nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

Đại hội đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II

 
Diễn ra từ ngày 11- 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 766.000 đảng viên cộng sản trên toàn Đông Dương.

Đồng chí Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc Đại hội (ĐH). ĐH thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo cáo "Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH" của đồng chí Trường Chinh. ĐH còn thông qua Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này).

Đại hội bầu ra BCH.TW gồm 19 đồng chí chính thức và 10 đồng chí dự khuyết. Trong đó, Bộ chính trị có 7 đồng chí chính thức và 1 dự khuyết. Đại hội đã bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, đồng thời đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III

   

Đại hội diễn ra từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội.

Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Đường lối cách mạng do đại hội vạch ra là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 đồng chí và 31 ủy viên dự khuyết.

Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH.TW Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV

 
Đại hội diễn ra từ ngày 14- 20/12/1976 tại Hà Nội.

Tham dự đại hội có 1008 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV diễn ra trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đạt được thắng lợi.

Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, gồm: Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và  Đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ.

ĐH thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

ĐH đổi tên Đảng Lao Động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

ĐH còn bổ sung Điều lệ Đảng, thay chức danh Bí thư thứ nhất là Tổng Bí thư, bỏ chức danh Chủ tịch Đảng. ĐH bầu BCH TƯ gồm 101 đồng chí chính thức, Bộ chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Lê Duẩn tiếp tục làm TBT.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V

 
Đại hội diễn ra từ ngày 27-31/3/1982.

Tham dự Đại hội có 1033 đại biểu thay mặt 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở.

Đại hội khẳng định: "Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước lớn mạnh về mọi mặt thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại có tăng cường phòng thủ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết.

Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.

Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI

 
Đại hội diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại thủ đô Hà Nội.

Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.

Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp Đổi mới. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 uỷ viên chính thức và 49 uỷ viên dự khuyết.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII

 
Đại hội diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội.

Dự đại hội có 1.176 đại biểu, thay mặt cho hơn 2.155.022 đảng viên trong cả nước.

Với nhiệm vụ "Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới", Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng sửa đổi).

Đại hội VII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ quyết định những nhiệm vụ chính trị nặng nề trước mắt, mà cả con đường, bước đi của cách mạng nước ta trong những thập niên tiếp theo. Đó là quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

ĐH đã bầu BCH.TW gồm 146 ủy viên, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên (Hội nghị BCH.TW lần thứ 6 khóa VII tháng 11/1993 đã bầu bổ sung thêm 4 ủy viên Bộ Chính trị).

Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

 
Đại hội diễn ra từ ngày 28/6-1/7/1996 tại Hà Nội.

Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước. Nhiệm vụ của đại hội là thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá độ lên CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN.

Đại hội "có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta". Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đại hội đã bầu BCH.TW gồm 170 ủy viên.

Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư (sau đó, tại Hội nghị BCH.TW lần thứ 4 khóa VIII - tháng 12/1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX

 
Đại hội diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội.

Tham dự ĐH có 1.168 đại biểu, đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 ủy viên.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

 
Đại hội diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội.

Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đây là Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững.

Một trong những quan điểm mới của Đảng tại ĐH lần này là Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô. Việc Đại hội ra Nghị quyết cho phép Đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên và Ban Bí thư có 8 thành viên.

Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

 
Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 19/01/2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham dự của 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên và Ban Bí thư có 4 thành viên.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Phước Hòa (tổng hợp)

________
(Tham khảo nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam)
Thời sự tổng hợp
Sơ kết Quy chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023
17-04-2024 | 10:13

(TUAG)- Chiều ngày 16/4, Công an tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023. Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang chủ trì hội nghị.
Tiến tới đại hội đảng
Dư luận Xã hội
Truy tố cán bộ lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
16-04-2024 | 15:26

(TUAG)- Chiều ngày 16/4/2024, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đã hoàn tất kết luận điều tra, đồng thời chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố đối tượng Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1986, cư trú: xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Khoa giáo
Sơ kết công tác phối hợp giữa Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ với huyện An Phú
18-04-2024 | 10:17

(TUAG)- Chiều ngày 17/4, Đoàn công tác Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ do ông Tầng Phú An, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có buổi làm việc với Huyện ủy An Phú về kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương phối hợp giữa Đảng ủy Sở Khoa học và Công
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng
Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao
Khai mạc Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXIII năm 2024
19-04-2024 | 10:29

(TUAG)- Sáng ngày 18/4 (nhằm mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại Quảng trường Thoại Ngọc Hầu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thoại Sơn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXIII năm 2024, kỷ niệm 195 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2024), với chủ đề “Thoại Sơn 45 năm hình thành và phát triển”.
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37047166