Truy cập hiện tại

Đang có 248 khách và không thành viên đang online

Hậu quả của “can thiệp nhân đạo”

(TGAG)- Trong khi Mỹ và nhiều nước phương Tây luôn nói tới sứ mệnh “can thiệp nhân đạo” để “bảo vệ nhân quyền”, thậm chí còn tự cho mình là “lương tâm của thế giới”, nhưng thực tế ở những nơi họ từng tới để thực hiện cái gọi là “bảo vệ người dân”, “chống lại các nhà lãnh đạo độc tài”, “chống khủng bố”, đã trở thành các điểm nóng về thảm họa nhân đạo. Hiện nay, những điểm nóng ấy không ngừng lan rộng và Liên Hợp Quốc phải tuyên bố rằng thế giới đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Chỉ tính riêng 4 quốc gia châu Phi hiện đã có tới 20 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói, trong đó có Yemen đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 2/3 dân số sống phụ thuộc vào viện trợ; khoảng 500.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính; khoảng 19 triệu người, tương đương 2/3 dân số đang cần trợ giúp nhân đạo. Ở Sudan, hiện có khoảng 100.000 người trong cảnh thiếu ăn và hơn 1 triệu người khác sắp chịu ảnh hưởng của nạn đói. Ngoài ra, có 4,9 triệu người (40% dân số) của Nam Sudan đang cần thực phẩm và hỗ trợ dinh dưỡng khẩn cấp. Còn tại Nigeria, 75.000 trẻ em có nguy cơ chết đói. Ở một vùng của Somalia, đầu tháng 3-2017, chỉ trong vòng 48 giờ có tới 110 người tử vong.

Tại Syria, hứng chịu thảm họa nhân đạo không chỉ 13,5 triệu người dân Syria trong nước mà còn hơn 4,5 triệu người đang sống vất vưởng tại các trại tị nạn tạm thời ở các nước láng giềng.

Tại Iraq, kể từ khi liên quân do Mỹ chỉ huy tiến hành cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố” ở thành phố Mosul của Iraq, đã có hơn 1 triệu người phải rời khỏi Mosul, trong đó có khoảng 400.000 người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.

Tại Mali, kể từ sau cuộc chiến tranh với danh nghĩa “chống khủng bố” do Pháp và một số nước tiến hành, quốc gia này hiện đang trên bờ vực thảm họa nhân đạo: lan tràn cảnh cướp bóc và hỗn loạn, phần lớn dự trữ lương thực thực phẩm và thuốc men y tế ở các địa phương này đều bị cướp phá, nhân viên các tổ chức nhân đạo đã phải bỏ chạy khỏi đất nước này. Mali đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn giữa một chính phủ do người Hồi giáo kiểm soát hay là quân đội Pháp. Trong bất kỳ trường hợp nào thì Mali cũng phải trả giá rất đắt, sẽ đánh mất chủ quyền và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ và sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài trong một thời gian dài...

Như vậy, thực tế đã cho thấy, với cái gọi là “can thiệp nhân đạo”, Mỹ và châu Âu đã gây ra thảm họa nhân đạo ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới, dẫn tới nguy cơ thảm họa nhân đạo toàn cầu cho tương lai./.

Sự Thật


Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36716447