Truy cập hiện tại

Đang có 95 khách và không thành viên đang online

Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

(TGAG)- Trong những năm qua, công tác an toàn thực phẩm tại An Giang được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng kể. Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn thực phẩm được tăng cường; nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về an toàn thực phẩm được nâng cao; tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác an toàn thực phẩm từng bước được đào tạo và tăng cường; công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đạt nhiều tiến bộ; công tác phối hợp liên ngành được chú trọng, phối hợp chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, hạn chế và giảm thiểu được các vụ ngộ độc thực phẩm lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, khả năng một loại thức ăn, thức uống, một loại nông sản chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng hay các chất phụ gia độc hại là không kiểm soát được. Dù lãnh đạo chính quyền và các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề nhưng không thể sớm có kết quả. Vậy, lựa chọn sử dụng một loại thức ăn, thức uống, một loại nông sản như thể nào để khỏi phải cái họa “ăn để mà chết”.

Vừa qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc do rượu, đặc biệt ngày 13 tháng 02 năm 2017 đã xảy ra vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9 người bị tử vong; riêng tại An Giang, vào năm 2011 cũng xảy ra 01 vụ ngộ độc rượu trên địa bàn huyện Châu Phú, làm 01 người bị tử vong, Tòa án nhân dân huyện Châu Phú đã tuyên án 02 năm tù giam cho người sản xuất rượu độc hại. Trong năm 2016, trên địa bàn huyện Tri Tôn tỉnh An Giang đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm với 08 người mắc do thức ăn nhiễm vi sinh vật.

Trong thời gian tới các ngành, các cấp cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

1- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của nhân dân; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị 08-CT/TW và Kế hoạch 46-KH/TU.

2- Củng cố, kiện toàn đội ngũ thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở, bảo đảm các hoạt động phù hợp với Luật An toàn thực phẩm.

3- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm phù hợp với từng đối tượng, địa phương, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.

4- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; áp dụng rộng rãi các mô hình VietGAP và hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

5- Các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp liên ngành, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Tóm lại, bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Cùng với việc học tập, quán triệt Kết luận số 11-KL/TW, cần đi sâu chỉ đạo việc xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch hoặc chương trình hành động về bảo đảm an toàn thực phẩm của địa phương, đơn vị; triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách về an toàn thực phẩm đến toàn dân, giúp người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm.

Để việc lựa chọn thực phẩm an toàn, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của gia đình. Ngành Y tế khuyến cáo người dân các vấn đề sau:

1. Lựa chọn thực phẩm hợp lý, an toàn

2. Giữ an toàn thực phẩm quanh năm

Là người tiêu dùng, chúng ta buộc phải thông minh hơn, hiểu biết hơn để tự cứu lấy mình, trước khi lực lượng chức năng có đủ khả năng kiểm soát tình hình.

TỪ QUỐC TUẤN
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37121007