Bất hợp lý vị trí đặt trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 91
- Được đăng: Thứ ba, 29 Tháng 8 2017 16:18
- Lượt xem: 3772
(TGAG)- Trạm thu phí T2 nằm trên Quốc lộ 91, từ khi bắt đầu hoạt động đã bộc lộ bất hợp lý, chủ các phương tiện vô cùng bức xúc. Bởi tất cả phương tiện lưu thông từ Quốc lộ 80 sang An Giang và ngược lại, chỉ sử dụng chưa đến 200m của Quốc lộ 91 nhưng phải trả phí cho toàn tuyến đường về Cần Thơ. Đây là cách tận thu gây bức xúc lớn.
Đi hơn 200m đường, phải chịu phí toàn tuyến
Hơn nữa, dự kiến khoảng tháng 11-2017 cầu Vàm Cống hoàn thành đưa vào sử dụng, phương tiện xe đi từ Long Xuyên- TP. Hồ Chí Minh và ngược lại qua cầu Vàm Cống đều qua trạm dù chỉ đi trên 200m vẫn đóng phí toàn tuyến. Người dân, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt, phí chồng phí, còn ảnh hưởng khách đến An Giang giao thương kinh tế, tham quan du lịch. Các chủ phương tiện vận tải, Hiệp Hội vận tải ô tô An Giang kiến nghị nhiều lần di dời trạm tránh bức xúc của dân. "Đầu tư Quốc lộ 91, nhưng lập trạm thu phí cả phương tiện qua Quốc lộ 80 hoàn toàn không hợp lý. Nếu dời trạm qua khỏi vị trí cũ khoảng 300m không ảnh hưởng dân đi lại"- một doanh nghiệp vận tải bức xúc.
Cử tri An Giang đã kiến nghị di dời trạm T2 đến vị trí khác phù hợp gửi đến Quốc hội khóa XIV. Ngày 12-7-2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) Nguyễn Nhật gửi trả lời Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: "Hiện nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đang phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo rà soát, khảo sát tiếp tục nghiên cứu theo đề xuất về phương án di dời, đánh giá toàn diện phương án tác động động đến điều kiện kinh tế từng địa phương trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, ngân hàng đã tài trợ vốn vay cho dự án phù hợp với quy định pháp luật khi di dời trạm".
Chủ tịch Hiệp Hội Vận tải Ô tô An Giang Nguyễn Ngọc Xuân bức xúc: "Đây là kiến nghị lần 10 về việc di dời Trạm T2 do đặt bất hợp lý. Hiệp hội hoan nghênh Tổng Cục đường bộ đã giải quyết được 73 xe từ ngày 1-9 miễn 100% mức thu xe bus, xe tuyến cố định chạy TP. Long Xuyên - TP. Rạch Giá, xe ven trạm. Tuy nhiên, đối với phương tiện đường bộ tỉnh An Giang hoạt động qua cung đường Quốc lộ 91 để qua Quốc lộ 80 chỉ 100m như xe hợp đồng, xe tải, xe container, taxi và các loại xe khác với số lượng không nhỏ để đi và về Long Xuyên - Rạch Giá vẫn sử dụng cung đường ngắn công ty chỉ nâng cấp mở rộng trên Quốc lộ 91. Chúng tôi đề nghị ngành chức năng chốt thời gian di dời trạm, bởi cầu Vàm Cống hoàn thành đi vào hoạt động chẳng lẽ khi xe đi qua cầu phải nộp 2 lần thu phí, khi 2 trạm cách nhau vài km là điều hoàn toàn bất hợp lý".
Bộ GT - VT thừa nhận trạm thu phí đặt chưa hợp lý
Phát biểu trong cuộc làm việc của đoàn giám sát Quốc hội với TP.Cần Thơ về dự án BOT trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ GT - VT Nguyễn Nhật thừa nhận, trạm thu phí T2 đặt ở địa phận giáp ranh với TP. Long Xuyên thu luôn phương tiện đi từ hướng Quốc lộ 80 sang phà Vàm Cống và ngược lại là chưa hợp lý, cần phải nghiên cứu hướng khắc phục.
Sở GT - VT An Giang cho biết: Tuy dự án đầu tư trên địa phận TP. Cần Thơ nhưng trong quá trình thẩm đinh dự án ban đầu, Bộ GT - VT có mời Sở GT - VT An Giang dự họp. Tại cuộc họp ngày 1-11-2013, Bộ GT - VT chỉ thống nhất đặt một trạm thu phí tại khoảng km14+770, không có trạm thu phí thứ 2 như hiện nay tại km 50+050. Trạm T1 của dự án đặt ở vị trí hiện nay là phù hợp, trong khi qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thì vị trí trạm T2 lại đặt bất hợp lý gây ảnh hưởng cho người dân và doanh nghiệp. Rõ ràng, trạm T2 trước đây không có trong kế hoạch thu phí trên Quốc lộ 91 nhưng trong quá trình hoạt động thì sinh ra trạm này.
Sự bất hợp lý này còn trái quy định pháp luật. Theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14-11-2013 của Bộ Tài chính tại điểm b khoản 2 điều 2 nêu rõ: "Trạm thu phí phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GT- VT thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định (đối với đường quốc lộ)". Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí đặt trạm T1 và T2 chỉ cách nhau 32km.
Cần nhanh chóng di dời trạm T2
UBND tỉnh, Sở GT - VT, Hiệp Hội Vận tải ô tô tỉnh đã nhiều lần kiến nghị gửi Bộ GT - VT và Tổng Cục đường bộ để khẳng định trạm thu phí T2 bất hợp lý. Ông Xuân thông tin thêm: "Hiện nay các đối tượng còn lại đang bức xúc lên đến đỉnh điểm, họ đang chuẩn bị như cách làm của Trạm thu phí Cai Lậy, Hiệp Hội đã có lời khuyên can và động viên nên mềm mỏng chờ ngành chức năng xử lý. Vì thế mọi sự cố đáng tiếc xảy ra Hiệp Hội không có khả năng can thiệp nếu cách xử lý của Bộ GT- VT không kịp thời để đáp ứng nhu cầu hợp lý của giới vận tải đang oằn vai gánh vác những chi phí bất hợp lý như thế này".
Nhiều doanh nghiệp bức xúc: "Do đặc thù người dân miền Tây nói chung, người dân An Giang nói riêng luôn cam chịu, song có giới hạn, đừng để sự bức xúc ngày một lớn, phản ứng mạnh sẽ là giải pháp để giải quyết sự việc hay sao?!. Đây là sự kiện hoàn toàn tự phát của doanh nghiệp vận tải. Rất mong Bộ GT - VT và nhà đầu tư nên thật cầu thị để lấy lại lòng tin trong cộng đồng, di dời trạm là phương án thượng sách và không để lọt phương tiện từ trên trạm T1 đi và về Rạch Giá đang được miễn phí hoàn toàn và để câu chuyện T2 thực sự ngừng lại đối với người dân An Giang".
Tại buổi làm việc với Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng tiếp tục đề nghị Bộ GT - VT tải di dời trạm thu phí bất hợp lý này./.
Đi hơn 200m đường, phải chịu phí toàn tuyến
Kể từ ngày 01-01-2017, Công ty cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang lập Trạm thu phí đường bộ T2 gần ngã ba Lộ Tẻ (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) về hướng bến phà Vàm Cống và thu phí luôn cả các xe đi và đến tỉnh Kiên Giang theo Quốc lộ 80 giao cắt với Quốc lộ 91 khoảng 2 km. Tất cả phương tiện di chuyển từ Quốc lộ 80 sang An Giang và ngược lại, chỉ sử dụng chưa đến 200m của Quốc lộ 91 nhưng phải trả phí cho toàn tuyến.
Hơn nữa, dự kiến khoảng tháng 11-2017 cầu Vàm Cống hoàn thành đưa vào sử dụng, phương tiện xe đi từ Long Xuyên- TP. Hồ Chí Minh và ngược lại qua cầu Vàm Cống đều qua trạm dù chỉ đi trên 200m vẫn đóng phí toàn tuyến. Người dân, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt, phí chồng phí, còn ảnh hưởng khách đến An Giang giao thương kinh tế, tham quan du lịch. Các chủ phương tiện vận tải, Hiệp Hội vận tải ô tô An Giang kiến nghị nhiều lần di dời trạm tránh bức xúc của dân. "Đầu tư Quốc lộ 91, nhưng lập trạm thu phí cả phương tiện qua Quốc lộ 80 hoàn toàn không hợp lý. Nếu dời trạm qua khỏi vị trí cũ khoảng 300m không ảnh hưởng dân đi lại"- một doanh nghiệp vận tải bức xúc.
Cử tri An Giang đã kiến nghị di dời trạm T2 đến vị trí khác phù hợp gửi đến Quốc hội khóa XIV. Ngày 12-7-2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) Nguyễn Nhật gửi trả lời Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: "Hiện nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đang phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo rà soát, khảo sát tiếp tục nghiên cứu theo đề xuất về phương án di dời, đánh giá toàn diện phương án tác động động đến điều kiện kinh tế từng địa phương trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, ngân hàng đã tài trợ vốn vay cho dự án phù hợp với quy định pháp luật khi di dời trạm".
Chủ tịch Hiệp Hội Vận tải Ô tô An Giang Nguyễn Ngọc Xuân bức xúc: "Đây là kiến nghị lần 10 về việc di dời Trạm T2 do đặt bất hợp lý. Hiệp hội hoan nghênh Tổng Cục đường bộ đã giải quyết được 73 xe từ ngày 1-9 miễn 100% mức thu xe bus, xe tuyến cố định chạy TP. Long Xuyên - TP. Rạch Giá, xe ven trạm. Tuy nhiên, đối với phương tiện đường bộ tỉnh An Giang hoạt động qua cung đường Quốc lộ 91 để qua Quốc lộ 80 chỉ 100m như xe hợp đồng, xe tải, xe container, taxi và các loại xe khác với số lượng không nhỏ để đi và về Long Xuyên - Rạch Giá vẫn sử dụng cung đường ngắn công ty chỉ nâng cấp mở rộng trên Quốc lộ 91. Chúng tôi đề nghị ngành chức năng chốt thời gian di dời trạm, bởi cầu Vàm Cống hoàn thành đi vào hoạt động chẳng lẽ khi xe đi qua cầu phải nộp 2 lần thu phí, khi 2 trạm cách nhau vài km là điều hoàn toàn bất hợp lý".
Bộ GT - VT thừa nhận trạm thu phí đặt chưa hợp lý
Phát biểu trong cuộc làm việc của đoàn giám sát Quốc hội với TP.Cần Thơ về dự án BOT trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ GT - VT Nguyễn Nhật thừa nhận, trạm thu phí T2 đặt ở địa phận giáp ranh với TP. Long Xuyên thu luôn phương tiện đi từ hướng Quốc lộ 80 sang phà Vàm Cống và ngược lại là chưa hợp lý, cần phải nghiên cứu hướng khắc phục.
Sở GT - VT An Giang cho biết: Tuy dự án đầu tư trên địa phận TP. Cần Thơ nhưng trong quá trình thẩm đinh dự án ban đầu, Bộ GT - VT có mời Sở GT - VT An Giang dự họp. Tại cuộc họp ngày 1-11-2013, Bộ GT - VT chỉ thống nhất đặt một trạm thu phí tại khoảng km14+770, không có trạm thu phí thứ 2 như hiện nay tại km 50+050. Trạm T1 của dự án đặt ở vị trí hiện nay là phù hợp, trong khi qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thì vị trí trạm T2 lại đặt bất hợp lý gây ảnh hưởng cho người dân và doanh nghiệp. Rõ ràng, trạm T2 trước đây không có trong kế hoạch thu phí trên Quốc lộ 91 nhưng trong quá trình hoạt động thì sinh ra trạm này.
Sự bất hợp lý này còn trái quy định pháp luật. Theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14-11-2013 của Bộ Tài chính tại điểm b khoản 2 điều 2 nêu rõ: "Trạm thu phí phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GT- VT thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định (đối với đường quốc lộ)". Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí đặt trạm T1 và T2 chỉ cách nhau 32km.
Cần nhanh chóng di dời trạm T2
UBND tỉnh, Sở GT - VT, Hiệp Hội Vận tải ô tô tỉnh đã nhiều lần kiến nghị gửi Bộ GT - VT và Tổng Cục đường bộ để khẳng định trạm thu phí T2 bất hợp lý. Ông Xuân thông tin thêm: "Hiện nay các đối tượng còn lại đang bức xúc lên đến đỉnh điểm, họ đang chuẩn bị như cách làm của Trạm thu phí Cai Lậy, Hiệp Hội đã có lời khuyên can và động viên nên mềm mỏng chờ ngành chức năng xử lý. Vì thế mọi sự cố đáng tiếc xảy ra Hiệp Hội không có khả năng can thiệp nếu cách xử lý của Bộ GT- VT không kịp thời để đáp ứng nhu cầu hợp lý của giới vận tải đang oằn vai gánh vác những chi phí bất hợp lý như thế này".
Nhiều doanh nghiệp bức xúc: "Do đặc thù người dân miền Tây nói chung, người dân An Giang nói riêng luôn cam chịu, song có giới hạn, đừng để sự bức xúc ngày một lớn, phản ứng mạnh sẽ là giải pháp để giải quyết sự việc hay sao?!. Đây là sự kiện hoàn toàn tự phát của doanh nghiệp vận tải. Rất mong Bộ GT - VT và nhà đầu tư nên thật cầu thị để lấy lại lòng tin trong cộng đồng, di dời trạm là phương án thượng sách và không để lọt phương tiện từ trên trạm T1 đi và về Rạch Giá đang được miễn phí hoàn toàn và để câu chuyện T2 thực sự ngừng lại đối với người dân An Giang".
Tại buổi làm việc với Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng tiếp tục đề nghị Bộ GT - VT tải di dời trạm thu phí bất hợp lý này./.
HẠNH CHÂU