(TGAG)- “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng thực chất là âm mưu của kẻ thù nhằm tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa công cụ bạo lực có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
(TGAG)- Sau khi Liên Xô sụp đổ, những người chống Cộng hí hửng! Nhưng với sự tiếp tục tồn tại và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) làm cho một số cay cú! Những chiến dịch mới được tiến hành.
(TGAG)- Nếu như năm 1975, chỉ có 2 tờ báo và 2 đài phát thanh (VOA và BBC) có chương trình tiếng Việt chống Việt Nam thì 10 năm sau (1985), có tới 200 tờ báo, tạp chí và 18 đài, chương trình phát thanh tiếng Việt. Năm 1990, có 560 báo, tạp chí và 28 đài, chương trình phát thanh tiếng Việt. Năm 1994 có 620 báo, tạp chí, 38 đài và chương trình phát thanh tiếng Việt chống Việt Nam...
Dự thảo văn kiện Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (ngày 15-9-2015) nhằm giới thiệu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta với nhân dân, đồng thời tranh thủ ý kiến đóng góp của toàn dân cho văn kiện. Ngay sau khi công bố Dự thảo văn kiện, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ chức.
(TGAG)- Thời gian gần đây, những “nhà dân chủ” tự xưng cứ liên tục “nhai lại” cái gọi là “xét lại lịch sử”, lớn tiếng vu cáo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đặt lợi ích Đảng lên trên lợi ích dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường binh đao máu lửa hơn 30 năm”, “Đảng chỉ lấy dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô, đưa dân tộc Việt Nam vào con đường máu lửa”…
(TGAG)- Báo chí nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và không ngừng đổi mới phương thức hoạt động. Sự phát triển không chỉ thể hiện ở số lượng cơ quan báo chí tăng hằng năm, số lượng người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cũng tăng, chất lượng đội ngũ nhà báo từng bước được nâng cao. Số người sử dụng internet của Việt Nam đạt mức cao ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Báo mạng điện tử và truyền thông đa phương tiện đã tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí và việc tiếp nhận thông tin của nhân dân.